Skip to Main Navigation

Nền tảng Vững chắc cho Tăng trưởng: Cập nhật Tình hình Kinh tế Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tháng 4/2024

TÌM HIỂU NỘI DUNG BÁO CÁO

Hầu hết các nền kinh tế ở các nước đang phát triển Đông Á và Thái Bình Dương (ĐÁ-TBD), ngoại trừ một số quốc đảo Thái Bình Dương, đang tăng trưởng nhanh hơn phần còn lại của thế giới, nhưng chậm hơn so với trước đại dịch. Tăng trưởng kinh tế trong khu vực đang được định hình bởi các diễn biến bên trong và bên ngoài. 

Đọc phần này của báo cáo:

Trên máy tính | Trên di động

Khu vực ĐÁ-TBD năm 2023 bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại và các điều kiện tài chính thắt chặt nhưng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vào năm 2024. Mức tăng trưởng dự kiến ​​vẫn cao hơn so với các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển khác. Tăng trưởng ở Trung Quốc được dự đoán sẽ chậm lại.

Đọc phần này của báo cáo:

Trên máy tính | Trên di động

Trong những thập kỷ gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực ĐÁ-TBD đã vượt qua mức tăng trưởng ở hầu hết các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển khác, nhưng xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi tích lũy vốn hơn là tăng trưởng năng suất. Các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất và mặc dù tình trạng suy giảm năng suất diễn ra trên toàn cầu nhưng ở các nền kinh tế tiên tiến, các doanh nghiệp tiên phong vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát triển trong khu vực, các công ty tụt hậu đang bắt kịp, trong khi các công ty tiên phong đang tụt lại phía sau và không tận dụng triệt để các công nghệ mới.

Đọc phần này của báo cáo:

Trên máy tính | Trên di động

Các vấn đề chính sách được tìm hiểu trong các báo cáo cập nhật tình hình kinh tế gần đây  

Những báo cáo cập nhật trước đó đã tập trung vào nhiều vấn đề chính sách khác, bao gồm:

(1) Tiêm vắc-xin để kiềm chế COVID-19;
(2) Chính sách tài khóa để trợ giúp, phục hồi và tăng trưởng;
(3) Chính sách khí hậu để tái thiết tốt hơn;
(4) Kiềm chế thông minh COVID-19, đặc biệt thông qua các can thiệp không dùng thuốc như xét nghiệm - truy vết - cách ly;
(5) Trường học thông minh để ngăn ngừa tổn thất vốn nhân lực, nhất là với người nghèo;
(6) An sinh xã hội để giúp các hộ gia đình bình ổn chi tiết và giúp người lao động tái hòa nhập khi các quốc gia phục hồi;
(7) Hỗ trợ cho doanh nghiệp để ngăn ngừa tình trạng phát sản, thất nghiệp, mà không ảnh hưởng đến phân bổ lao động và nguồn lực theo cách đảm bảo hiệu suất;
(8) Các chính sách cho lĩnh vực tài chính nhằm hỗ trợ về trợ giúp và phục hồi mà không làm suy giảm ổn định tài chính;
(9) Cải cách thương mại, nhất là các lĩnh vực dịch vụ vẫn còn bị bảo hộ—tài chính, vận tải, truyền thông—nhằm nâng cao năng suất doanh nghiệp tránh áp lực phải bảo hộ các lĩnh vực khác, đồng thời trang bị cho người dân để khai thác cơ hội của công nghệ số đang nổi lên khi đại dịch tiến triển nhanh chóng;
(10) Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và đảm bảo phát triển bao trùm nhằm thúc đẩy tăng trưởng công bằng; 
(11) Các chính sách nhằm khuyến khích áp dụng và lan tỏa công nghệ; và
(12) Các chính sách nhằm xử lý những méo mó mới và cũ trong các lĩnh vực lương thực thực phẩm, nhiên liệu và tài chính.
(13) Các chính sách nhằm đối mặt với những thách thức lớn về phi toàn cầu hóa, già hóa và biến đổi khí hậu

(14) Các chính sách khai thác tiềm năng của khu vực dịch vụ nhằm thúc đẩy tăng trưởng toàn nền kinh tế và tạo việc làm.