PHÓNG SỰ

Dự án Thủy điện Trung Sơn: Đáp ứng nhu cầu thủy điện ngày càng tăng

20 Tháng 11 Năm 2012


Image

Dự án thủy điện quy mô trung bình do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ được kỳ vọng sẽ đóng góp thêm hơn 1000 GWh vào lưới điện quốc gia của Việt Nam. (Xem slideshow)


Các nét chính của bài viết
  • Dự án thủy điện Trung Sơn là một ví dụ về cách thức thủy điện có thể hỗ trợ cho quá trình phát triển của Việt Nam phát triển một cách tiết kiệm, và bền vững về môi trường và xã hội.
  • Dự án Thủy điện Trung Sơn sẽ giúp Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng bằng cách bổ sung thêm 260MW công suất phát điện đáp ứng chương trình mở rộng hệ thống điện.
  • Dự án sẽ cung cấp các hoạt động phục hồi sinh kế và nâng cao điều kiện sống cho những gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án, cung cấp cơ hội việc làm trong những năm xây dựng và cải thiện đường giao thông.

Khái quát

Thủy điện Trung Sơn là một dự án thủy điện quy mô trung bình với vốn tổng mức đầu tư là 411,57 triệu đô la Mỹ nằm ở vùng Tây Bắc. Dự án sẽ cung cấp điên giá rẻ phục vụ nhu cầu trong nước trong khi vẫn đảm bảo bền vững về môi trường và xã hôi và góp phần vào tăng cường độ an toàn đập trong ngành điện của Việt Nam. Dự án cũng sẽ góp phần vào chương trình biến đổi khí hậu ở Việt Nam bằng cách tránh được lượng khí phát thải CO2 thực khoảng 1 triệu tấn mỗi năm, sau khi đã tính tới lượng khí thải từ hồ chứa.

Dự án Thủy điện Trung Sơn sẽ giúp Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng bằng cách bổ sung thêm 260MW công suất phát điện đáp ứng chương trình mở rộng hệ thống điện. Nó cũng giúp đaớ ứng nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ hơn 7%/năm trong suốt những năm qua.

Dự án Thủy điện Trung Sơn được Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới phê duyệt vào ngày 26 tháng 4 năm 2011 và là dự án đầu tư đầu tiên của Ngân hàng Thế giới thực hiện dưới điều kiện cho vay của IBRD cho Chính phủ Việt Nam.

Thách thức

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Việt Nam là 7-8% trong giai đoạn từ 1996 – 2010 đã khiến cho nhu cầu điện ngày càng cao. Tiêu thụ điện ở Viêt Nam tăng bình quân 15% hàng năm trong các năm qua. Việc thiếu hụt điện thường xuyên đã ảnh hưởng tới các lĩnh vực nông nghiêp, công nghiệp và dịch vụ, nhiều hộ gia đình vẫn chưa có điện. Chính phủ đang phát triển môt loạt các nguồn điện, trong đó bao gồm thủy điện, để đáp ứng nhu cầu này với dự kiến đạt công suất lắp đặt 39GW đến năm 2020, so với 15,8 GW năm 2008.

Cách tiếp cận

Dự án thủy điện Trung Sơn do Công ty Thủy điện Trung Sơn thực hiện. Công ty Thủy điện Trung Sơn, tiền thân là Ban quản lý dự án Trung Sơn, là Công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thành lập, có trách nhiệm đảm bảo thực hiện toàn bộ dự án tuân thủ các yêu cầu của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới. Công ty Thủy điện Trung Sơn là công ty con của EVN và EVN sở hữu toàn bộ tài sản của Nhà máy thủy điện Trung Sơn. Công ty thủy điện Trung Sơn đã lập một trang web tại địa chỉ (http: //www.trungsonhp.vn) để đăng tải công khai và cập nhật các thông tin.

Dự án thủy điện Trung Sơn bao gồm công tác chuẩn bị, xây dựng và vận hành một nhà máy thủy điện sử dụng nguồn nước từ sông Mã và không chuyển nước sang lưu vực khác. Khu vực dự án nằm cách biên giới Việt – Lào 48 km thuộc địa phận các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam.

Dự án Trung Sơn có một khung giám sát và đánh giá thiết thực, nhiều tầng nấc bao gồm các thành phần sau:
• Ban Đánh giá An toàn đập/Ban Tư vấn kỹ thuật của Dư án (PTAP)
Ban Chuyên gia Môi trường và Xã hội (POE)
Tư vấn giám sát độc lập (IMC)
• Giám sát thường xuyên của các cán bộ Ngân hàng Thế giới

Lợi ích

Mục tiêu phát triển của dự án là cung cấp điện năng giá rẻ, an toàn và bền vững về xã hội và môi trường. Các lợi ích trực tiếp bao gồm:
• Cải thiện điều kiện sống cho hơn 2.000 người dân di dời khỏi khu vực dự án;
• Các hoạt động phục hồi sinh kế cho hơn 7.000 người bị ảnh hưởng bởi dự án;
• 2 triệu đô la Mỹ cho các chương trình bảo vệ môi trường bên cạnh EMP, trong đó có 700.000 đô la Mỹ để bảo vệ 3 khu bảo tồn đa dạng sinh học gần khu vực Dự án;
• Tham vấn liên tục với người dân về những mong muốn và ưu tiên của họ liên quan tới thay đổi xã hội;
• Cơ hội việc làm cho công nhân Việt Nam trong thời gian xây dựng;
• Cải tạo đường sá đi lại cho người dân và các khu vực lân cận, bao gồm đường vận hành dài 25 km nối với khu vực Dự án;
• Tăng lượng điện cung cấp cho Việt Nam thêm 1.019GW mỗi năm; đồng thời tránh được 1 triệu tấn phát thải CO2 mỗi năm.
• Kiểm soát lũ thông qua công suất hồ chứa đạt 112 triệu m3.

Đóng góp của Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Thế giới cung cấp hỗ trợ tài chính dưới dạng khoản vay 330 triệu đô la Mỹ có thời gian đáo hạn là 27 năm và thời gian ân hạn 6 năm. Khoản vay này bao gồm hỗ trợ tài chính cho mua thiết bị, công trình xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật.

Hướng tới tương lai

Dự án thủy điện Trung Sơn là một ví dụ tốt về một dự án thủy điện với quy mô trung bình được thiết kế kỹ càng và có quá trình chuẩn bị dự án tuân theo các quy tắc thực hành tốt của quốc tế về thiết kế kỹ thuật, phân tích các phương án chọn lựa, và đặc biệt là các yếu tố về môi trường, xã hội và an toàn đập. Việt Nam đã đưa vào quy hoạch dự kiến xây dựng một loạt các dự án thủy điện có quy mô trung bình trong những năm tới đây, và dự án thủy điện đầu tiên với hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế giới có thể được coi là một điển hình để những dự án thủy điện sau này có thể làm theo. Dự án thủy điện Trung Sơn là một ví dụ về cách thức thủy điện có thể hỗ trợ cho quá trình phát triển của Việt Nam phát triển một cách tiết kiệm, và bền vững về môi trường và xã hội.

Để biết thêm thông tin:

Mời truy cập trang web www.worldbank.org/vietnam/trungson hoặc liên hệ với một trong số các đầu mối sau:

Tại Hà Nội:

Nhóm dự án thủy điện Trung Sơn: trungsoninquiries@worldbank.org
Ông Franz Gerner (Trưởng nhóm dự án): fgerner@worldbank.org
Bà Bồ Thị Hồng Mai: mbo@worldbank.org

Tại Washington, DC
Ông Carl Hanlon: chanlon@worldbank.org

Quý vị có thể tìm thông tin chi tiết về các cấu phần của dự án được mô tả ở trên trong Tài liệu Thẩm định Dự án, được công bố công khai sau khi Ban Giám đốc của Ngân hàng Thế giới phê duyệt dự án.



Api
Api

Welcome