THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Cần cải thiện giáo dục đại học để duy trì tăng trưởng tại các nước Đông Á ở mức thu nhập thấp và trung bình

13 Tháng 10 Năm 2011




TOKYO, Ngày 13 tháng 10, 2011 - Các quốc gia có mức thu nhập vừa và thấp tại Đông Á cần phải điều chỉnh hệ thống giáo dục đại học phù hợp hơn nữa với những yêu cầu của thị trường lao động và nền kinh tế nếu muốn leo lên nấc thang thu nhập cao hơn, một báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới về khu vực Đông Á-Thái Bình Dương xuất bản hôm nay cho biết.

Ở khu vực này, các tổ chức giáo dục đại học có thể phát huy tiềm năng đầy đủ của họ bằng cách cung cấp những kỹ năng và nghiên cứu nhằm thúc đẩy năng suất và đổi mới, những yếu tố quan trọng để tăng trưởng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Với tiêu đề “Phát triển giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công việc: những kỹ năng và nghiên cứu vì tăng trưởng ở Đông Á” , Báo cáo đã nhấn mạnh những kỹ năng mà người lao động cần phải có nếu muốn được tuyển dụng và để hỗ trợ khả năng sản xuất và cạnh tranh của công ty. Báo cáo cũng xem xét cách các hệ tống giáo dục đại học tiến hành nghiên cứu nhằm hỗ trợ áp dụng, thích nghi và phát triển công nghệ mới cho mục đích định hướng tăng trưởng.

Nhiều thành quả ấn tượng đã đạt được trong việc mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục đại học trong hơn hai hoặc ba thập kỷ qua tại khu vực với tỉ lệ nhập học tăng hơn 20% tại nhiều quốc gia từ những mức rất thấp trước đó. Nhìn chung, thách thức chính là nâng cao chất lượng để giải quyết lỗ hổng trong việc phát triển và triển khai đúng loại kỹ năng và nghiên cứu.

“Với dân số già, các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực đang đối mặt với thách thức của tăng trưởng nhờ tăng năng suất. Tầm quan trọng của giáo dục đại học sẽ tăng một khi các quốc gia muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, theo ông James W. Adams, Phó chủ tịch Ngân Hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.

Cũng theo báo cáo, các tổ chức giáo dục đại học tại các nước Đông Á đang phát triển không trang bị đầy đủ cho sinh viên tốt nghiệp của mình những kỹ năng mà các doanh nghiệp cần. “Người sử dụng lao động trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn đang tìm kiếm những lao động có kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, quản lý và những kỹ năng khác nhằm thúc đẩy năng suất cao hơn. Tuy nhiên,chính nhận thức của người sử dụng lao động và mức lương kỹ năng đã chỉ ra những khoảng trống về kỹ năng với những chuyên gia được tuyển dụng mới”,theo bà Emanuela di Gropello, tác giả chính của báo cáo này

"Sự khập khiễng về kỹ năng mà các doanh nghiệp cần với những kỹ năng mà các tổ chức giáo dục cung cấp có thể chính là những cản trở trong việc có được một công việc tốt sau khi tốt nghiệp - những cản trở có thể làm tan biến những kỳ vọng của giới trẻ”, theo ông Emmanuel Jimenez, Giám đốc Phụ trách Phát triển Con người của Ngân hàng Thế giới tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương cho biết.

Ngoài ra, các tổ chức giáo dục đại học cũng chưa tiến hành được các loại hình nghiên cứu cần thiết để thúc đẩy cải tiến công nghệ trong các doanh nghiệp. Các trường đại học có thể xây dựng những ý tưởng cho cộng đồng doanh nghiệp, đóng góp cho khối kiến thức cũng như việc đổi mới công nghiệp thông qua nghiên cứu cơ bản và ứng dụng cũng như chuyển giao công nghệ.

“Liên kết phát triển giữa các hệ thống giáo dục đại học và khu vực doanh nghiệp đang trở thành một trọng tâm chính của chính sách một khi vai trò của công nghệ trong vấn đề phát triển mở rộng. Không chỉ truyền đạt giáo dục, các trường đại học còn được xem là nơi cung cấp các nguồn kỹ năng công nghệ có giá trị kỹ thuật, sự sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp”, đồng tác giả Prateek Tandon, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho biết.

Tại sao giáo dục đại học chưa hiện thực hóa được tiềm năm của nó? Nguyên nhân chính mà bản báo cáo nhận ra đó là các cơ sở giáo dục đại học đã được quản lý như các tổ chức riêng lẻ “không liên kết”. Chính phủ có một vai trò cơ bản trong việc đưa giáo dục đại học hoạt động như một hệ thống, ở đó các tổ chức riêng lẻ được gắn kết tốt với nhau và với các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và các bậc giáo dục cơ sở.

Bản báo cáo chỉ ra ba lĩnh vực ưu tiên mà chính sách công có thể dựa vào để cải thiện kết quả của ngành giáo dục đại học:

Tài chính hiệu quả và năng suất hơn
• Đầu tư phù hợp và khuyến khích nghiên cứu
• Ưu tiên những lĩnh vực đang thiếu kinh phí như khoa học và kỹ thuật
• Cấp học bổng đầy đủ và tao các khoản cho vay cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn

Quản lý các tổ chức công tốt hơn
• Cải thiện khả năng quản lý của các tổ chức giáo dục đại học công với 70% sinh viên Á Đông đang theo học, bằng cách khuyến khích quyền tự chủ và trách nhiệm lớn hơn.
• Cần khuyến khích vai trò tự quyết lớn hơn trong các vấn đề như chương trình giảng dạy học tập, biên chế và ngân sách.
• Trách nhiệm giải trình phải tăng bằng việc giao quyền và trách nhiệm cho các tổ chức và ban quản lý, và bằng cách cung cấp cho sinh viên những thông tin để họ chọn trường và chuyển trường nếu cần.

Quản lý hệ thống giáo dục đại học
• Có những ưu đãi phù hợp cho các cơ sở tư nhân để họ có thể giúp đỡ chính phủ tăng tỉ lệ nhập học và phát triển kỹ năng.
• Đảm bảo liên kết chặt chẽ hơn giữa các trường đại học và các ngành công nghiệp
• Tận dụng cơ hội mà các thị trường giáo dục đại học quốc tế mang lại.



Api
Api

Welcome