THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Kinh tế Thế giới phục hồi chậm, các nước đang phát triển đối mặt với thiếu hụt tài chính, theo Ngân hàng Thế giới

21 Tháng 1 Năm 2010




Bangkok, 21 tháng 1 năm 2010 — Bản báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới cho rằng quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ chậm lại vào cuối năm do tác động của việc cắt giảm các gói kích cầu. Thị trường tài chính vẫn còn nhiều khó khăn và nhu cầu của khu vực tư nhân còn giảm xuống giữa lúc tình trạng thất nghiệp cao.

Báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Thế giới 2010, được công bố hôm nay cảnh báo rằng mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất của khủng hoảng kinh tế có thể đã qua nhưng quá trình phục hồi vẫn còn rất mong manh. Báo cáo dự đoán rằng tác động từ khủng hoảng sẽ thay đổi toàn cảnh ngành tài chính và sự tăng trưởng trong thập kỷ tới.

GDP toàn cầu giảm 2,2% trong năm 2009, được dự báo sẽ tăng 2,7% năm nay và 3,2% trong 2011[1]. Các nước đang phát triển có viễn cảnh phục hồi tương đối mạnh, tốc độ tăng trưởng 5,2% năm nay và 5,8% trong 2011 – tăng lên từ 1,2% năm 2009. GDP tại các nước giàu, năm 2009 giảm 3.3%, được hy vọng sẽ tăng lên nhưng chậm hơn nhiều, đạt 1,8% trong năm 2010 và 2,3% trong năm 2011. Khối lượng giao dịch thương mại, giảm 14,4% năm 2009, được dự tính sẽ tăng lên 4,3 và 6,2% trong năm nay và 2011.

Dù kịch bản này có thể xảy ra nhiều nhất nhưng vẫn còn có rất nhiều bất ổn tiếp tục phủ bóng đen lên nó. Tăng trưởng trong năm 2011 có thể đạt ở mức từ 2,6% đến 3,4%. tùy vào lòng tin của người tiêu dùng và của doanh nghiệp trong vài quý tới và thời gian rút các gói kích cầu tài chính và tiền tệ.

Ông Justin Lin, Chuyên gia kinh tế trưởng và Phó chủ tịch cấp cao của Ngân hàng Thế giới phụ trách Kinh tế Phát triển nói:“Thật đáng tiếc, chúng ta không thể trông chờ vào sự phục hồi ngay lập tức sau cuộc khủng hoảng sâu sắc này phải mất khá nhiều năm mới có thể tái thiết các nền kinh tế và tạo việc làm. Người nghèo sẽ thực sự chịu sự thiệt thòi. Các nước nghèo nhất, phải phụ thuộc nhiều vào tài trợ không hoàn lại và cho vay trợ cấp, có thể cần thêm 35-50 tỷ USD chỉ để duy trì các chương trình xã hội như trước khủng hoảng”

Trong môi trường kinh tế còn yếu ớt này, giá dầu dự kiến sẽ khá bình ổn , trung bình khoảng 76USD một thùng và giá các hàng hóa khác sẽ tăng trung bình chỉ khoảng 3% trong 2010 và 2011.

Báo cáo cho rằng mặc dù đã tăng trưởng dương, các nền kinh tế thế giới phải mất nhiều năm để có thể bù đắp lại thiệt hại vừa qua. Khủng hoảng xảy ra làm tăng thêm 64 triệu người phải sống ở mức vô cùng nghèo khổ (dưới 1,25USD một ngày) vào năm 2010 so với nếu không xảy ra.

Ngoài ra, trong vòng 5 đến 10 năm tới, dự kiến các hoạt động đầu tư sẽ ít mạo hiểm hơn, thận trọng hơn về quy định và giảm những hoạt động cho vay rủi ro cao đã thấy trong suốt thời kỳ tiền khủng hoảng. Hậu quả là các nước đang phát triển sẽ chỉ tiếp cận được những nguồn vốn đắt hơn và hiếm hoi hơn.

Ông Andrew Burns, tác giả chính của báo cáo nói: “Khi các điều kiện tài chính thế giới được thắt chặt, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với chi phí cho vay cao hơn, tín dụng ít hơn và các dòng vốn quốc tế giảm. Vì thế, trong vòng 5 đến 7 năm tới, tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển có thể là 0,2 đến 0,7% thấp hơn tỷ lệ có thể đạt được nếu tài chính vẫn dồi dào và không đắt đỏ như trong thời kỳ hưng thịnh”.

Trong khi tất cả hình thức tài chính có thể bị ảnh hưởng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể ít bị ảnh hưởng hơn dòng nợ. Tuy nhiên, các công ty mẹ sẽ phải đối mặt với chi phí vốn cao hơn, giảm khả năng hỗ trợ tài chính các sản phẩm riêng lẻ. Vì thế, tỷ lệ FDI trong GDP của các nước đang phát triển dự kiến sẽ giảm từ mức đỉnh 3,9% trong năm 2007 xuống còn khoảng 2,8-3,0% trong thời gian trung hạn. Việc suy giảm này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng vì FDI chiếm khoảng 20% tổng số đầu tư vào các nước Châu Phi tại sa mạc Saharam, Châu Âu, Trung Á và Châu Mỹ La Tinh.

Ông Hans Timmer, Trưởng nhóm Triển vọng của Ngân hàng thế giới nói: “Trong khi các nước đang phát triển không thể tránh được các điều kiện tài chính quốc tế chặt chẽ hơn, họ có thể và nên giảm các chi phí vay nội địa và thúc đẩy thị trường vốn trong nước bằng cách mở rộng hơn các trung tâm tài chính khu vực và đẩy mạnh cạnh tranh và điều hòa hoạt động khối ngân hàng. Mặc dù, thời gian để có hiệu quả có thể dài, các bước này sẽ mở rộng hơn nữa nguồn tiếp cận vốn và giúp các nước đang phát triển quay trở lại con đường phát triển đã bị cuộc khủng hoảng làm trật bánh.”

Báo cáo cũng cho thấy điều kiện tài chính quốc tế khá thuận lợi từ 2003 đến 2007 đóng góp cho sự phát triển tài chính mạnh và tăng trưởng của các nước đang phát triển. Chi phí cho vay thấp hơn nhiều giúp mở rộng các nguồn tài chính quốc tế và khả năng cho vay của ngân hàng địa phương. Điều này giúp tăng mức đầu tư 30%. Việc mở rộng nhanh chóng nguồn vốn là lý do dẫn đến một nửa trong số 1,5% tăng trưởng của các nước đang phát triển.

Trong khi các nước đang phát triển tăng trưởng mạnh trong thời kỳ hưng thịnh có thể phản ánh tiềm năng tăng trưởng, điều kiện tài chính toàn cầu giúp sự tăng trưởng đó rõ ràng không bền vững.

**************
Viễn cảnh kinh tế toàn cầu 2010: Tầm nhìn Đông Á, Thái Bình Dương

Khu vực Đông Á, Thái Bình Dương dẫn đầu sự hồi phục trong nền kinh tế toàn cầu vào năm ngoái, phản ánh các chính sách tài chính mạnh và nhu cầu nội địa cao. Với mức tăng trưởng 8,4% năm ngoái, Trung Quốc là động lực chính cho sự tăng trưởng vùng. Kịch bản này còn tiếp tục trong năm nay khi GDP của Trung Quốc có thể tăng đến 9%. GDP trong vùng có thể tăng 6,8% trong 2009 và dự kiến lên đến 8,1% trong năm nay. Các dòng vốn cho khu vực đang bắt đầu quay trở lại và sự phát triển thị trường tài chính địa phương đã tạo thêm động cơ hồi phục. Khả năng vượt trội trong sản xuất và chỉ trung bình trong tăng trưởng sẽ làm GDP tăng trưởng nhanh hơn 8,2% trong 2011.



[1] (hoặc -1, 3,5 và 4,4% khi tập hợp sử dụng điểm sức mạnh mua sắm PPP)

Liên hệ truyền thông
Tại Washington
Merrell Tuck
tel : +1 (202) 473-9516
mtuckprimdahl@worldbank.org
Tại Washington
Rebecca Ong
tel : +1 (202) 458-0434
rong@worldbank.org
Tại Washington
TV/Broadcast: Mehreen A. Sheikh
tel : +1 (202) 458-7336
msheikh1@worldbank.org




Api
Api

Welcome