PHÓNG SỰ

Các phát hiện chính của báo cáo Điểm lại: Trọng tâm đặc biệt về bất bình đẳng ở Việt Nam (Tháng 7/2014)

8 Tháng 7 Năm 2014


Click vào đây để xem phần Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của báo cáo Điểm lại (Tháng 7/2014)

•    Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao trong khi bất bình đẳng về thu nhập chỉ tăng ở mức khiêm tốn trong thời gian qua. Ngược lại, tăng trường thường đi kèm với mức tăng lớn trong bất bình đẳng về thu nhập ở nhiều quốc gia, điển hình Trung Quốc.

•    Ngân hàng Thế giới (WB) đã đo lường “chia sẻ thịnh vượng” bằng tỷ lệ tăng trưởng mức thu nhập bình quân của nhóm 40% dân số nghèo nhất. Tại Việt Nam từ năm 1993 đến 2012, thu nhập bình quân của nhóm 40% có thu nhập thấp nhất tăng 9% mỗi năm. Đây là một trong các tỷ lệ tăng cao nhất về thu nhập của nhóm 40% có thu nhập thấp nhất trên thế giới.

•    Những quan ngại về bất bình đẳng vẫn phát sinh cho dù Việt Nam đạt thành tích về tăng trưởng đồng đều. Những quan ngại đó phần nào phản ánh sự khác biệt đáng kể vè điều kiện kinh tế theo nhóm dân tộc và vùng miền. Bên cạnh đó là khoảng cách giữa những người rất giàu và phần đông người Việt Nam cũng như tình trạng bất bình đẳng đáng kể về cơ hội.

•    Quan ngại chung và nhu cầu về phản ứng chính sách đối với bất bình đẳng có xu hướng tăng lên theo thời gian khi ngày càng nhiều người dân Việt Nam chuyển đến các thành phố và các khu vực có thể được chứng sự khác biệt dễ thấy về phúc lợi.

Bất bình đẳng về cơ hội

•    Bất bình đẳng về cơ hội đối với trẻ em vẫn là một quan ngại ở Việt Nam. Trẻ em nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số có ít cơ hội hơn so với trẻ em trong các gia đình khá giả.

•    Tỷ lệ suy dinh dưỡng trong số trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp đôi so với đa số. Chỉ 13% trẻ người H’mông và người Dao học được tới cấp phổ thông trung học, so với tỷ lệ 65% của người Kinh và người Hoa.  

•    Trẻ em ở các hộ nghèo dễ bị suy dinh dưỡng hơn và ít khả năng theo học trung học hơn.

Bất bình đẳng trong nhóm thu nhập cao

•    Hầu hết những quan ngại về tăng bất bình đẳng tập trung vào khoảng cách giữa những người rất giàu với số đông người dân Việt Nam.  

•    Cứ khoảng một triệu người Việt Nam thì có một người siêu giàu. Việt Nam ước tính có 110 người siêu giàu vào năm 2013, tăng từ mức 34 người siêu giàu năm 2003.

•    Số người siêu giàu ở Việt Nam tương đương với các quốc gia khác cùng mức thu nhập như Việt Nam.

Nhận thức về bất bình đẳng

•    Ngân hàng Thế giới và Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện khảo sát nhận thức về bất bình đẳng năm 2013.

•    Phần lớn những người được khảo sát, và tám trong số mười người dân đô thị cho biết họ quan ngại về bất bình đẳng về mức sống tại Việt Nam.

•    Phần lớn người trả lời nói rằng bất bình đẳng giữa giàu và nghèo phần nào do tài năng và sự chăm chỉ.

•    Quan ngại về bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo trở nên lớn hơn khi người ta cho rằng bất bình đẳng là do những hành vi thiếu chính đáng.

•    Những người trả lời khảo sát về nhận thức ủng hộ mạnh mẽ các chính sách tái phân phối của chính phủ nhằm giảm bất bình đẳng trong xã hội.

•    Ngân hàng Thế giới cho rằng trọng tâm chính sách nhằm giải quyết những trở ngại đối với bất bình đẳng về cơ hội là phản ứng hợp lý đối với những quan ngại tăng lên về bất bình đẳng.




Api
Api

Welcome