PHÓNG SỰ

Việt Nam năm 2012: Lạm phát thấp hơn trong bối cảnh tăng trưởng suy giảm

26 Tháng 12 Năm 2012


Image

Những phát hiện chính của Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam (Tháng 12/2012)

Trong khi Việt Nam đang có được điều kiện kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, nền kinh tế đang suy giảm do thiếu những tiến triển rõ ràng trong chương trình tái cấu trúc.

        • Kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 5,2% trong năm 2012, tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất trong một thập niên qua. Nền kinh tế dự kiến sẽ phục hồi lên mức tăng trưởng 5,5% vào năm 2013.

        • Lạm phát so cùng kỳ đã giảm từ 23% vào tháng 8/2011 xuống 7% vào tháng 11/2012. Những lĩnh vực mà giá cả được quản lý một cách hành chính – dịch vụ y tế và sức khoẻ, năng lượng, giáo dục và giao thông – có mức lạm phát cao hơn và biến động lớn hơn so với những ngành có giá cả chủ yếu do thị trường quyết định.

        • Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2012 ước tính đạt 93,5 tỉ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2012, Việt Nam dự kiến sẽ đạt kỷ lục mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong số các nước đang phát triển ở Đông Á.

        • Nhập khẩu giảm mạnh theo xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 93,8 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm 2012, chỉ tăng 6,8% so với mức 26% trong cùng kỳ năm 2011.

        • Việt Nam dự kiến sẽ đạt thặng dư thương mại (tính theo cán cân thanh toán) và cán cân vãng lai lớn nhất từ trước đến nay. Nhập siêu (theo định nghĩa về cán cân thanh toán) chỉ ở mức 0,4% GDP trong năm 2011 và cán cân thương mại dự kiến sẽ đạt thặng dư kỷ lục trong năm nay là 4,7% GDP.

        • Cán cân tài khoản vãng lai từ thâm hụt 11,9% GDP năm 2008 đã đạt kết quả thặng dư nhẹ là 0,2% GDP vào năm 2011, và dự báo đạt thặng dư kỷ lục là 2,7% trong năm 2012.

        • Thu ngân sách trong 3 quý đầu năm 2012 giảm 0,6% về giá trị danh nghĩa so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, chi ngân sách vẫn đi đúng hướng.

        • Sự thiếu hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và đầu tư công đã kéo lùi tiềm năng phát triển dài hạn của Việt Nam. Chính phủ đã có những ưu tiên cải cách trong các lĩnh vực này, nhưng cần phải đẩy nhanh hành động để đạt được kết quả.


Api
Api

Welcome