PHÓNG SỰ

Cập nhật Kinh tế Việt Nam: Cần cẩn trọng cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và lạm phát

4 Tháng 6 Năm 2012


Các nét chính của bài viết
  • Tăng trưởng GDP đã giảm từ 6,8 phần trăm trong năm 2010 xuống còn 5,9 phần trăm trong năm 2011, và tiếp tục giảm xuống mức 4 phần trăm trong quý một 2012.
  • Lạm phát (so với cùng kỳ) đã giảm trong chín tháng liên tiếp - từ đỉnh điểm 23% hồi tháng 8/2011 xuống còn 8,3% vào tháng 5/2012.
  • Khi những thành quả của quá trình ổn định kinh tế vĩ mô mới chỉ ở bước đầu và còn khá mong manh, Chính phủ nên có những bước đi thận trọng tránh điều chỉnh nới lỏng chính sách quá sớm.

Các phát hiện chính:

  • Sự thực hiện quyết liệt chính sách bifnh ổn kinh tế của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã giúp môi trường kinh tế vĩ mô tránh được một nguy cơ khủng hoảng.
  • Lạm phát (so với cùng kỳ) đã giảm trong chín tháng liên tiếp - từ đỉnh điểm 23% hồi tháng 8/2011 xuống còn 8,3% vào tháng 5/2012.
  • Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô có giá của nó nhưng không ổn định kinh tế có thể sẽ dẫn tới tổn thất cao hơn.
  • Tăng trưởng GDP đã giảm từ 6,8 phần trăm trong năm 2010 xuống còn 5,9 phần trăm trong năm 2011, và tiếp tục giảm xuống mức 4 phần trăm trong quý một 2012 — khi tình trạng giá cả tăng cao đã làm giảm cầu trong nước.
  • Các nỗ lực bình ổn kinh tế có thể gây sụt giảm kinh tế theo chu kỳ nhưng xu hướng suy giảm kinh tế trong vòng 5-6 năm trở lại đây chủ yếu là kết quả của quá trình cải cách cơ cấu chậm trễ.
  • Hiệu quả yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và đầu tư công đang là nguyên nhân tác động tiêu cực đến tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.
  • Khi những thành quả của quá trình ổn định kinh tế vĩ mô mới chỉ ở bước đầu và còn khá mong manh, Chính phủ nên có những bước đi thận trọng tránh điều chỉnh nới lỏng chính sách quá sớm.
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm lãi suất chính sách 300 điểm cơ bản (ba điểm phần trăm) chỉ trong vòng hơn tám tuần qua và Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc gia hạn thời gian nộp thuế và giảm phí thuê đất. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã từng nới lỏng chính sách quá sớm trong quá khứ thì cũng có nhiều lý do để Chính phủ cẩn trọng.
  • Với độ trễ giữa chính sách và kết quả dự kiến thường từ ba đến bốn tháng, tác động của nới lỏng chính sách có thể tạo thêm tăng trưởng nhưng cũng sẽ kéo theo lạm phát trở lại vào cuối quý 3 năm nay.
    Khi nợ công đạt tới ngưỡng thì dư địa cho chính sách tài khóa trong năm nay sẽ không còn nhiều so với bối cảnh năm 2009.
  • Tình trạng thiếu hiệu quả kéo dài của nhiều doanh nghiệp nhà nước và yếu kém của hệ thống ngân hàng thì các biện pháp kích thích kinh tế vô hìh chung sẽ lại là nguồn nuôi dưỡng mô hình tăng trưởng kém hiệu quả, đi ngược lại mong muốn của Chính phủ trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh.
  • Dù Chính phủ thông báo chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và khu vực tài chính hồi tháng 10 năm ngoái, nhưng có lẽ điều còn thiếu ở đây là một ‘lộ trình tái cơ cấu’ với một khung thời gian rõ ràng và một cơ chế giám sát hiệu quả quá trình thực hiện.

Api
Api

Welcome