PHÓNG SỰ

Một sân chơi công bằng: Cải cách khu vực Nhà nước

13 Tháng 1 Năm 2012


Chủ đề của Báo cáo Phát triển Việt Nam năm nay là củng cố nền kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Việt Nam có thể sử dụng sức mạnh của thị trường và vai trò thúc đẩy của Nhà nước để hình thành một giai đoạn mới của phát triển mang tính hiệu quả và công bằng hơn. Điều này có thể được thực hiên thông qua củng cố thể chế (institutions), tăng cường cơ chế khuyến khích (incentives) và cung cấp thông tin đầy đủ (information) - được gọi là 3 chữ I của kinh tế thị trường.

Chủ đề của Báo cáo Phát triển Việt Nam năm nay là kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Báo cáo tập trung vào các thể chế yếu (weak institutions), cơ chế khuyến khích bị bóp méo (distorted incentives) và thiếu thông tin (inadequate information) - được gọi là 3 chữ I của kinh tế thị trường - để giải thích cho những khó khăn hiện tại của Việt Nam. 

Nội dung các nghị quyết của Đại hội Đảng và Ban chấp hành Trung ương Đảng cho thấy các nhà lãnh đạo Đảng cho rằng không nhất thiết có mâu thuẫn trong việc tồn tại một khu vực kinh tế nhà nước lớn trong một nền kinh tế theo định hướng thị trường. Nhưng trong những năm gần đây, việc Việt Nam có vẻ đang chuyển hướng sang thực hiện phát triển mô hình kinh tế tư bản nhà nước trong đó các TĐKTNN được hưởng đặc quyền đối với các yếu tố đầu vào và được tự chủ cao trong kinh doanh, đã làm nảy sinh nhiều thắc mắc về vai trò của những tập đoàn này. Do vậy, một Nghị quyết gần đây của Quốc hội đã xác định vấn đề tái cơ cấu các DNNN sẽ là một ưu tiên hàng đầu trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội tới (KHPT KT-XH) trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.

Quy mô khu vực quốc doanh của Việt Nam tuy đã giảm nhưng vẫn còn tương đối lớn và không hiệu quả.

Tầm quan trọng của khu vực quốc doanh trong nền kinh tế đã giảm dần khi các khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nước ngoài tăng trưởng nhanh chóng trong hai mươi năm qua. Từ năm 2000 – 2009, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng tới 7 lần và hơn 4 lần đối với doanh nghiệp nước ngoài, trong khi số DNNN giảm 40% trong cùng giai đoạn.
Việc suy giảm tầm quan trọng của DNNN có thể thấy được thông qua hiện tượng liên tục giảm dần tỷ lệ sử dụng các yếu tố đầu vào. Năm 2000, các DNNN chiếm gần 68% vốn, 55% tài sản cố định (như đất đai), 45% tín dụng ngân hàng, và tạo 59% việc làm trong khu vực doanh nghiệp.

Các DNNN sử dụng một số nhân tố sản xuất – đặc biệt là vốn và đất đai – nhiều hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân. Năm 2000, tỷ lệ hoàn vốn trung bình (đại diện cho hiệu suất của vốn) ở các DNNN là 1,6 so với 8,8 đối với toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Điều này cho thấy một DNNN trung bình cần gần 9 đơn vị vốn để sản xuất một đơn vị sản phẩm đầu ra (doanh thu) so với mức trung bình của ngành. Đến năm 2009, tỷ lệ hoàn vốn trung bình của các DNNN rớt xuống 1,1 trong khi chỉ số của toàn ngành là 21,0 (Hình 2.10).

DNNN cũng kém hiệu quả hơn trong việc sử dụng các nguồn lực sẵn có như đất đai và máy móc. Bên cạnh việc hoạt động kém hiệu quả, DNNN còn tỏ ra thiếu thận trọng về tài chính.

10 lý do cần tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

• Các DNNN kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp nước ngoài.
• Cổ phần hóa là tốt đối với các DNNN.
• Chính sách công nghiệp có thể thực hiện mà không cần sự góp mặt của khu vực DNNN lớn
• DNNN đã trở nên quá lớn nên không thể thất bại, quá lớn nên không cứu nổi.
• Vai trò của Nhà nước đang thay đổi trong nền kinh tế và khu vực nàh nước yếu và kém hiệu quả có thể gây tổn hại đến uy tín của Nhà nước
• DNNN là nhân tố tạo nên một sân chơi không bình đẳng
• DNNN chậm áp dụng quản trị doanh nghiệp hiện đại và thiếu tính minh bạch
• Khuôn khổ pháp lý cho DNNN còn yếu kém và không đầy đủ
• Thiếu tầm nhìn và tính rõ ràng về vai trò của các DNNN
• Chính phủ có thể dùng cải cách DNNN làm đòn bẩy để phát triển khu vực tư nhân.

Phương thuốc: Khuôn khổ DREAM

Vì vấn đề sở hữu nhà nước không phải chỉ là một vấn đề kinh tế mà còn là một lựa chọn chính trị nên tái cơ cấu mạnh mẽ các DNNN thường không được ủng hộ mạnh về mặt chính trị. Bất kỳ kế hoạch tái cơ cấu nào cũng cần dựa trên sự đồng thuận rõ ràng về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế và bố trí tổ chức hợp lý để đạt được mục tiêu đó.  Điều này sẽ đòi hỏi có một số biện pháp mà báo cáo này gọi là khuôn khổ “DREAM” — từ viết tắt của Disclose, Regulate, Equitize, Accountable, and Monitor — Công bố thông tin, Điều tiết, Cổ phần hóa, Trách nhiệm giải trình, và Giám sát.  Khuôn khổ DREAM được miêu tả cụ thể như sau:

• Minh bạch thông tin. Một chính sách minh bạch thông tin mới đòi hỏi DNNN, bắt đầu từ các TĐKTNN, báo cáo tình hình tài chính của mình ở tất cả các chi nhánh và các công ty thành viên trực thuộc cũng như công bố kịp thời, chính xác các báo cáo thường niên, báo cáo kiểm toán, và báo cáo thu nhập thông qua thông tin đại chúng ấn bản và điện tử hay internet.

• Điều tiết. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại tách bạch các quyền sở hữu Nhà nước với các chức năng quản lý Nhà nước và thiết lập một cơ chế khách quan và minh bạch để lựa chọn các Tổng giám đốc (TGĐ) và thành viên hội đồng quản trị. Cũng cần phải chấm dứt đặc quyền đặc lợi của các DNNN đối với các yếu tố đầu vào và cần định giá đất đai theo giá thị trường đối với tất cả các giao dịch của Nhà nước và doanh nghiệp.

• Cổ phần hóa. Để nâng cao hoạt động nội bộ của DNNN, không có cách nào cụ thể và chắc chắn hơn ngoài cách buộc những DN này phải tuân theo quy luật của thị trường cùng với sự giám sát của Nhà nước. Điều này đòi hỏi tăng tốc độ cổ phần hóa các DNNN, bao gồm việc bán tới 49% vốn điều lệ của công ty mẹ của các TĐKTNN.

• Trách nhiệm giải trình. Các DNNN phải có trách nhiệm giải trình đối với các hoạt động của mình, bao gồm cả hình thức trao thưởng cho việc minh bạch hóa cao hơn và báo cáo thông tin kịp thời hơn, cũng như có hình thức xử phạt trường hợp không tuân thủ.

• Giám sát. Tổng rà soát lại hệ thống giám sát với yêu cầu bắt buộc thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm, cũng như trình nộp số liệu kịp thời cho các Bộ ngành liên quan.


Api
Api

Welcome