Skip to Main Navigation
Các sự kiện

Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020

29 Tháng 9 Năm 2020

Hanoi, Vietnam

TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Image
click
Ấn nút Play để xem video sự kiện.


Diễn đàn Cấp cao Thảo luận các Chiến lược của Việt Nam nhằm Hỗ trợ Phục hồi COVID-19, và Duy trì Tăng trưởng Lâu dài

HÀ NỘI, ngày 29 tháng 9 năm 2020—Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các đối tác phát triển hôm nay đã tổ chức “Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020” để thảo luận về cách thức Việt Nam tận dụng những cơ hội do COVID-19 mang lại để hỗ trợ phục hồi bền vững và duy trì tăng trưởng trong dài hạn.

Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh đầy thách thức đòi hỏi Việt Nam phải có những điều chỉnh trong việc xây dựng kế hoạch phát triển trung hạn và chiến lược dài hạn. COVID-19 làm trầm trọng hóa thêm các xu hướng tăng trưởng chậm của thương mại, GDP và năng suất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu 2007-09 và làm xáo trộn mạng lưới sản xuất toàn cầu trên quy mô chưa từng có.

Đại sứ Australia tại Việt Nam, Bà Robyn Mudie cho biết: “Cam kết tăng trưởng đồng đều và bền vững sẽ giúp Việt Nam vượt qua những thách thức kinh tế do COVID-19 tạo ra, và giúp nền kinh tế phát triển mạnh trong một thế giới hậu COVID. Australia tự hào được hỗ trợ Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam, với sự hợp tác của Ngân hàng Thế giới”.

Bên cạnh các thách thức, đại dịch COVID-19 cũng có thể mang lại những cơ hội có lợi cho các nước đang phát triển. Các đại biểu tham gia diễn đàn—bao gồm các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế và các nhà điều hành khu vực tư nhân—xác định hai xu hướng lớn quan trọng nhất đối với Việt Nam là sự chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu và hệ thống đầu tư và sự trỗi dậy của nền kinh tế không tiếp xúc.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Hai xu hướng không hoàn toàn mới nhưng đang tăng tốc nhờ COVID-19”. “Nếu Việt Nam thực hiện cải cách trong hai lĩnh vực này quyết liệt, hiệu quả như cách quốc gia này xử lý cuộc khủng hoảng y tế COVID-19, thì Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng hai xu hướng trên để quay lại con đường tăng trưởng nhanh và đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.”

COVID-19 cho thấy sự mong manh của các chuỗi giá trị toàn cầu vốn tập trung quá mức tại một số địa điểm. Đại dịch tạo ra động lực mới cho việc định hình lại mạng lưới sản xuất toàn cầu theo hướng linh hoạt hơn, xu hướng này thực tế đã diễn ra từ trước đó do tình trạng chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng. Việc rút ngắn chuỗi giá trị toàn cầu và đa dạng hóa các điểm cung cấp mang đến cơ hội đặc biệt cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng tăng mức độ tham gia chuỗi giá trị lên 1% sẽ làm tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên hơn 1% - gấp đôi so với tham gia vào thương mại thông thường.

Đồng thời, COVID-19 có thể thay đổi vĩnh viễn hành vi của con người theo hướng sử dụng nhiều hơn công nghệ kỹ thuật số cũng như tạo ra các thay đổi lâu dài về cách thức hoạt động của doanh nghiệp trong cách tổ chức theo hướng tăng tính hiệu quả. COVID-19 đóng vai trò như một chất xúc tác đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số vốn đã diễn ra trước khi COVID-19 tại Việt Nam. Về vấn đề này, các đại biểu đã thảo luận về các nền tảng cần thiết cho việc hình thành của một nền kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ và có tính bao trùm.

Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam là cuộc đối thoại chính sách lớn nhất trong năm giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển. Diễn đàn năm nay tiếp tục được Chính phủ Úc tài trợ thông qua Quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Úc và Nhóm Ngân hàng Thế giới - Giai đoạn 2 (ABP2).

  • 08:00 - 08:05

    Giới thiệu mục đích Diễn đàn và đại biểu tham dự Diễn đàn

    Ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    08:05 - 08:20

    Phát biểu khai mạc

     

     

    Phát biểu chào mừng

     

    Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

    Bà Robyn Mudie, Đại sứ Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam

    08:20 - 08:30

    Giới thiệu chương trình

    Giới thiệu các đồng chủ tọa và người điều hành các phiên của Diễn đàn

    Ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • Phiên 1: Covid-19 và hành động của Việt Nam nhằm nắm bắt cơ hội, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

    Người điều hành: TS. Vũ Thành Tự Anh, Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright tại TP Hồ Chí Minh

    08:30 - 08:35

    Phần giới thiệu

    Người điều hành

    08:35 - 08:55

    Diễn văn chính: Tổng quan các xu hướng lớn toàn cầu trong thương mại và mạng sản xuất toàn cầu

    TS. Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới

    08:55 - 09:05

    Tái cơ cấu và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh mới

    TS. Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

    09:05 - 09:15

    Nắm bắt cơ hội từ dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu: Hành động của Việt Nam nhằm tăng trưởng bao trùm, thu hút FDI có chất lượng vào Việt Nam và phát triển khu vực kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân

    TS. Jonathan Pincus, Cố vấn quốc tế cao cấp, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)

    09:15 - 09:25

    Vượt qua thách thức: Hành động của doanh nghiệp nhằm phục hồi kiên cường và bền vững - trường hợp một số ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của Covid-19 (nông nghiệp, du lịch, logistics, giao thông vận tải và y tế)

    Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Deloitte Việt Nam

     

    09:25 - 09:35

    Bình luận hoặc đặt câu hỏi nhanh đối với diễn giả chính và người tham gia thảo luận

    Người điều hành, diễn giả chính và người tham gia thảo luận

    09:35 - 10:15

    Thảo luận chung và Hỏi - đáp

     

    Các đồng chủ tọa và Người điều hành Phiên 1 điều hành, dẫn dắt thảo luận

     

  • Phiên 2: Chuyển đổi số và chuyển dịch cơ cấu theo hướng bao trùm và bền vững

    Người điều hành: GS. TS. Dương Nguyên Vũ, Đại học Công nghệ Nanyang, Xin-ga-po

    10:31 - 10:35

    Phần giới thiệu đề dẫn

    Người điều hành

     

    10:35 - 10:50

    Diễn văn chính: Chuyển đổi số mang tính bao trùm: Cơ hội và thách thức

     

    Ông Toomas Hendrik Ilves, Nguyên Tổng thống nước Cộng hòa   E-xtô-nia

     

     

    10:50 -11:00

    Hành động của Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển đổi số với vai trò động lực cho phát triển bao trùm và bền vững

    Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông

     

    11:00 -11:10

    Hành động của khu vực doanh nghiệp: Mang số hóa đến cho tất cả mọi người

    TS. Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo, Vingroup

     

     

    11:10-11:20

    Bảo đảm tính bao trùm của chuyển đổi số

     

    Ông Winfrid Messmer, Chủ tịch Ủy ban Lĩnh vực số, Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu tại Việt Nam

     

    11:20 -11:30

    Bình luận hoặc đặt câu hỏi nhanh đối với diễn giả chính và người tham gia thảo luận

     

     

    11:30 - 12:20

    Thảo luận chung và Hỏi - đáp

     

     

    Người điều hành, diễn giả chính và người tham gia thảo luận

  • 12:20 - 12:50

    Phát biểu chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng 

     

CHI TIẾT SỰ KIỆN

  • THỜI GIAN: Ngày 29 tháng 9 năm 2020, 8:00 - 13:00
  • ĐỊA ĐIỂM: Phát trực tiếp trên trang Facebook của World Bank Vietnam