Skip to Main Navigation
Diễn văn và Bản ghi chép 19 Tháng 9 Năm 2019

2019 VRDF: Khát vọng thịnh vượng của Việt Nam: Ưu tiên và hành động

Image

Kính thưa ngài Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH & ĐT!

Kính thưa các vị lãnh đạo các bộ và cơ quan thuộc chính phủ!

Kính thưa các vị Đại sứ, đại diện của các đối tác phát triển và cộng đồng quốc tế!

Kính thưa các vị khách quý!

Thưa các đồng nghiệp và các quý vị đại biểu!

Xin chào!

Tôi rất vinh dự được cùng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chào đón các vị khách quý đến dự Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam năm 2019 với chủ đề Việt Nam - Khát vọng thịnh vượng: Ưu tiên và Hành động.

Tôi xin cảm ơn Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vì sự lãnh đạo và cam kết mạnh mẽ của ông, cùng toàn thể các chuyên gia của Bộ KH&ĐT đã hợp tác và hỗ trợ chặt chẽ để đưa quá trình chuẩn bị Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thành một quy trình tham vấn rộng rãi. Tôi cũng xin cảm ơn Chính phủ Úc vẫn luôn hợp tác mạnh mẽ với chúng tôi trong chương trình nghị sự này - từ việc chuẩn bị Báo cáo Việt Nam 2035 đến các hoạt động thực hiện chương trình cải cách trong báo cáo, trong đó có các hoạt động hỗ trợ xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Kính thưa Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng!

Kính thưa các quý vị!

Khi chúng ta đang hướng tới thập kỷ tới, tôi nhìn thấy nhiều cơ hội, nhưng tôi cũng thấy các rủi ro. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ đầy biến động, khi các biên giới đang đóng lại, và căng thẳng thương mại đang gia tăng. Đồng thời, những thay đổi công nghệ đang diễn ra với một tốc độ chưa từng thấy – ví dụ như robot và in 3D. Những phát triển này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, vốn đã từng phụ thuộc rất nhiều vào thương mại toàn cầu như một động lực tăng trưởng. Vào thời điểm, mô hình kinh tế của Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức trong nước, bao gồm dân số già hoá nhanh, hình thành vốn và tỷ lệ sinh lời từ đầu tư thấp, suy thoái vốn tự nhiên, vốn nhân lực yếu, khả năng giảm tốc độ tăng năng suất,…

Vì vậy, mặc dù Việt Nam có mọi tiềm năng để duy trì thành công sự phát triển của mình, vẫn cần có những cải cách táo bạo để đất nước có thể nắm bắt các cơ hội trong tương lai và quản lý các rủi ro được nêu ở trên. Với tầm nhìn này, hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về hai lĩnh vực cải cách quan trọng đối với Việt Nam và đóng góp vào việc xây dựng lộ trình phát triển của Việt Nam trong thập kỷ tới.

Lĩnh vực cải cách thứ nhất là tìm cách giải quyết một điểm yếu cơ bản trong mô hình tăng trưởng hiện tại, vốn quá phụ thuộc vào tích lũy nhân tố với sự đóng góp để tăng năng suất còn hạn chế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp đang phát triển nhanh chóng 4.0, Việt Nam có một cơ hội lớn để tăng năng suất bằng cách tiến gần hơn tới ngưỡng công nghệ toàn cầu thông qua tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng. Xác định các phương án chính sách để thúc đẩy tăng trưởng dựa trên đổi mới, sáng tạo và tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một trong những động lực của diễn đàn của chúng ta hôm nay.

Lĩnh vực cải cách thứ hai liên quan đến các thể chế “thị trường”. Mặc dù có những thành tựu ấn tượng trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Việt Nam vẫn chưa xây dựng thành công một hệ thống các thể chế thị trường phát triển có hiệu lực và hiệu quả. Điều này đã cản trở sự phát triển lành mạnh của khu vực tư nhân trong nước, đảm bảo cạnh tranh tích cực. Làm thế nào Việt Nam có thể hiện đại hóa thể chế thị trường và quản trị quốc gia, từ đó tạo ra một môi trường nơi các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước, có thể phát triển và trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng? Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi quan trọng này sẽ là trọng tâm thứ hai trong cuộc thảo luận của chúng ta ngày hôm nay.

Kính thưa Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng!

Kính thưa các quý vị!

Một Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội được thiết kế tốt có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Vì vậy, các ưu tiên và hành động không chỉ cần được xác định rõ ràng mà còn phải khả thi về mặt thực thi thông qua việc tính đến bối cảnh địa phương và các bên tham gia, và đây chính là những gì chúng tôi muốn rút ra từ cuộc đối thoại hôm nay. Chúng tôi muốn tập trung thảo luận về giải pháp để Việt Nam có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các chính sách của mình và xây dựng một chương trình cải cách khả thi trong thập kỷ tới.

Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau tư duy, và đổi mới, sáng tạo. Chúng ta hãy cởi mở, táo bạo và tham vọng, nhưng cũng cần thiết thực và cụ thể.

Tôi xin kết thúc với lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các diễn giả, đặc biệt là các diễn giả quốc tế đã đi một quãng đường dài và điều chỉnh lịch trình bận rộn của mình để tham gia diễn đàn của chúng ta hôm nay.

Tôi xin kính chúc tất cả các quý vị sẽ có một cuộc thảo luận vô cùng bổ ích và hiệu quả.

Xin cảm ơn rất nhiều!

Api
Api