Skip to Main Navigation
Diễn văn và Bản ghi chép 6 Tháng 2 Năm 2018

Bài phát biểu của ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Kính thưa các vị Khách quí, quý ông và quý bà,

Tôi rất vinh dự được tham dự hội thảo này. Tại đây, chúng ta sẽ cùng thảo luận và tìm ra câu trả lời cho vấn đề TẠI SAO VIỆT NAM PHẢI QUẢN LÝ TỐT HƠN TÀI NGUYÊN NƯỚC QUÝ BÁU CỦA MÌNH.

Nước là tài nguyên thiên nhiên quý báu nhất của Việt Nam – nhưng không phải là tài nguyên vô hạn

Với tổng lượng nước mưa gần 2.000 mm một năm và gần 2.500 con sông trên 16 lưu vực chính, Việt Nam dường như rất giàu nước. Tuy nhiên, hai phần ba tài nguyên nước của Việt Nam đến từ bên ngoài và tài nguyên nước phụ thuộc theo mùa và không được phân bố đồng đều trên cả nước. Do đó, Việt nam chỉ đứng ở vị trí trung bình thấp về sự sẵn có về nước trong khu vực -  4.200 m³ trên đầu người, so với mức trung bình 4.900 m³ trong khu vực Nam Á.

Việt Nam trong hàng thế kỷ qua đã phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên quý báu này phục vụ lợi ích cho người dân.

Với hơn 7.500 đập và hồ chứa và tưới cho 4 triệu hecta diện cây trồng, thuỷ lợi mang lại sinh kế cho một nửa số lao động trong gia đình, tạo ra gần một phần năm thu nhập  của quốc gia.

Thuỷ điện đóng góp 42% lượng điện – một thứ năng lượng sạch.

Nước sạch sinh hoạt được đầu tư rất lớn và tiếp cận nước sạch đã bao phủ phần lớn các hộ gia đình.

Sông, suối và hồ nước đem lại vẻ đẹp hơn cho các vùng quê, cho thiên nhiên và con người.

Tuy nhiên nước cũng có sức mạnh tàn phá lớn

Lũ quét đã làm thiệt mạng trung bình 50 người mỗi năm.

Các thành phố và ruộng vườn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị ngập đến 3m mỗi năm.

Hơn 30 đập bị hư hại và vỡ đập dẫn đến ngập lụt lớn trên diện rộng, làm thiệt hại về người và những mất mát lớn về kinh tế.

Hạn hán năm 2016 làm ảnh hưởng tới 18 tỉnh, và sinh kế của 2 triệu người Việt, với thiệt hại cho quốc gia lên tới 15 tỉ đồng.

 

… và còn những rủi ro to lớn và ngày càng gia tăng

Ô nhiễm đã đang ảnh hưởng đến tài nguyên nước. Chỉ khoảng 10% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý; nước từ các cống rãnh và nguồn thải công nghiệp xả thẳng vào các nguồn nước. Sông ngòi bên trong và xung quanh thành phố bị coi là “sông chết”.

Nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến nước mặt và nước ngầm. Năm 2016, nước mặn đã vào sâu tới 100 km trong đất liền ngược dòng sông Cửu Long. Gần 200.000 hecta hoa màu bị hư hại, sản xuất lúa và tôm xuống dốc nhanh chóng.

Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới dễ bị tổ thương nhất trước biến đổi khí hậu. Các nguy cơ bao gồm nước biển dâng – 30 cm dự báo trong năm 2050, giảm dòng chảy các sông, gia tăng về tần suất và cường độ các đợt hạn hán, bão và ngâp lụt.

 

Vẫn còn nhiều nguồn lực chưa khai phá hết từ nước

Nông nghiệp sử dụng 90% nước của quốc gia và còn có thể thu được nhiều giá trị hơn thế. Các công nghệ mới như tưới giọt và các giống cây trồng có năng suất cao có thể giúp người nông dân thu được nhiều tiền hơn trên mỗi giọt nước đã sử dụng.

Còn có nhiều kế hoạch phát triển thủy điện nữa tuy nhiên vẫn có nhiều cơ hội để sản xuất và tăng nguồn thu từ chính những đập hiện có bằng cách tối ưu hoá các công trình thuỷ điện bậc thang.

 

Việt Nam có thể quản lý tài nguyên nước tốt hơn như thế nào?

Chu trình nước bắt đầu từ thượng nguồn, chảy xuống hạ lưu theo sông suối, theo mưa và đổ ra biển. Thách thức trong quản lý cả chu trình nước chính là làm thế nào để tối ưu hoá lợi ích từ mỗi mét khối nước, đảm bảo chất lượng nước, để quản lý những rủi ro ngày càng lớn và để để lại nước có chất lượng tốt cho nông thôn, cảnh quan, và động thực vật của Việt Nam. Và công việc này không chỉ cho hôm nay, mà cho cả thế hệ mai sau.

 

Để thực hiện được điều đó, Việt Nam cần QUẢN LÝ NƯỚC TỔNG HỢP

Việt nam cần tất cả người dân, doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức trung ương và địa phương cùng phối hợp để có thể thu được giá trị cao nhất từ nước trong toàn bộ chu trình nước và để bảo vệ tài nguyên nước cho thế hệ hôm nay và tương lai.

Những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước – thực hiện cách tiếp cận “theo lưu vực sông” trong quy hoạch, đầu tư và quản lý nước, cùng thực hiện các hành động tổng hợp trong lưu vực, xuyên suốt các lĩnh vực, các bộ ngành ở cấp trung ương và cấp địa phương.

Hiện nay, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và nhu cầu dùng nước ngày càng gia tăng cũng như sự gia tăng các rủi ro, chúng ta cần thực hiện việc quản lý tốt hơn và nhiều hơn nữa. Còn nhiều thách thức mà quốc gia phải đối diện để thu được những giá trị tốt nhất từ nước và để thực hiện điều này một cách bền vững.

 

Chúng tôi ở đây hôm nay để học hỏi nhiều hơn từ các quý vị về những nhu cầu, những rủi ro ngày một gia tăng, và những chuyển dịch cần thiết để đảm bảo anh ninh nước cho các thế hệ kế tiếp.

Api
Api