THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực đông á thái bình dương của ngân hàng thế giới: Phục hồi nhanh chóng, nhưng các nguy cơ cũng gia tăng: Dòng vốn lớn chảy vào đem lại các thách thức mới cho chính sách.

19 Tháng 10 Năm 2010




Tokyo – ngày 19/10/2010 - Hôm nay Ngân hàng Thế giới nói trong Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái  Bình Dương: phục hồi kinh tế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang diễn ra nhanh chóng nhưng nay phải chú ý đến việc quản lý các nguy cơ đang nổi lên có thể tạo ra các thách thức cho ổn định kinh tế vĩ mô.

Với tiêu đề Phục hồi nhanh chóng, các nguy cơ gia tăng, tờ Cập nhật lưu ý rằng đầu ra phục hồi đã trên mức tiền khủng hoảng ở các quốc gia Đông Á đang phát triển và ở gần mức tiền khủng hoảng ở một số các quốc gia. Tăng trưởng GDP thực tế có thể sẽ lên tới 8,9% trong khu vực năm 2010 (6,7% không tính Trung Quốc), lên tới 7,3% vào năm 2009 và bằng với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2008. Đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân một lần nữa là động lực thúc đẩy tăng trưởng, niềm tin gia tăng và lưu lượng thương mại trở lại mức tiền khủng hoảng.

Tuy nhiên, niềm tin ngày càng lớn về triển vọng tăng trưởng của khu vực và sự phát triển kinh tế mờ nhạt của các quốc gia tiên tiến tạo ra nhu cầu cho các nhà hoạch định chính sách trong việc thực hiện hành động cân bằng một cách khéo léo – đặc biệt là xung quanh việc trở lại của các dòng vốn chảy vào lớn và các đồng tiền tăng giá.

Được thúc đẩy bởi tổng các phương tiện thanh toán toàn cầu rất dồi dào nhằm tìm kiếm lợi nhuận, kết hợp với kỳ vọng về tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong khu vực so với bên ngoài, năm nay các dòng vốn chảy vào đã gia tăng nhanh chóng. Dòng vốn chảy vào lớn hơn giúp nâng cao tỷ giá dù cho thị trường ngoại hối đã có sự can thiệp của các Ngân hàng trung ương. Dòng vốn chảy vào cũng đóng góp vào việc tăng giá tài sản. Đến nay thì hầu hết các cơ quan quản lý tiền tệ vẫn chưa đưa ra các biện pháp quản lý vốn.

Ông Vikram Nehru, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng: “Nếu các dòng vốn chảy vào vẫn duy trì mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu yếu, các cơ quan quản lý sẽ đối mặt với các thử thách giữa việc cân bằng dòng vốn lớn chảy vào - đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài- với sự đảm bảo tính cạnh tranh, ổn định tài chính và lạm phát thấp.”

Với sự phục hồi kinh tế ngày một vững chắc hơn, các cơ quan quản lý ở hầu hết các quốc gia Đông Á đang thận trọng dỡ bỏ các biện pháp kích thích kinh tế của mình. Thâm hụt tài khóa sẽ vẫn duy trì ở mức cao hơn trước khi khủng hoảng , ít nhất trong một thời gian, khi chính phủ giải quyết độ chênh về cơ sở hạ tầng và duy trì mạng lưới an sinh xã hội nhằm bảo vệ người nghèo, đem lại các biện pháp bảo vệ phù hợp đối với triển vọng mờ nhạt của các nền kinh tế phát triển.

Nhiều quốc gia trong khu vực cũng đang tập trung giải quyết các thách thức trong tăng trưởng trung hạn. Nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc cân bằng lại nền kinh tế thông qua việc thay đối mô hình tăng trưởng và đầu tư đang trở thành yếu tố tối cần thiết cho sự ổn định. Các nước xuất khẩu hàng thô như Mông Cổ, Đông Timor, Papua New Ginue và CHDCND Lào phải đảm bảo cơ cấu minh bạch để sử dụng nguồn thu liên quan đến tài nguyên thiên nhiên cho phát triển. Các quốc gia có thu nhập trung bình trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc, cần phải tăng sự đầu tư về vật chất và nguồn nhân lực và khuyến khích sự sang tạo nếu cuối cùng họ muốn đạt được vị trí là quốc gia có thu nhập cao.

Liên hệ truyền thông
Tại Washington
Chisako Fukuda
tel : +1 (202) 473 9424
cfukuda@worldbank.org
Tại Hà Nội
Nguyễn Hồng Ngân
tel : (+84-4) 3934-6600, Ext. 234
nnguyen5@worldbank.org

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ:
2011/137/EAP

Api
Api

Welcome