PHÓNG SỰ

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010: Các Thể chế Hiện đại

30 Tháng 12 Năm 2009


Image

Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 với tiêu đề “Các Thể chế Hiện đại” tập trung vào sự cần thiết có các dạng thức mới của giải trình trách nhiệm vì Việt Nam đã phân cấp trách nhiệm tới đơn vị cung cấp dịch vụ và chính quyền cấp dưới.

Tháng 12/2009 – Báo cáo phát triển Việt Nam 2010: “Các thể chế hiện đại” tập trung vào các thách thức quản trị nhà nước nóng bỏng nhất, đó là: phát triển hệ thống giám sát để giảm tham nhũng, đánh giá lại việc phân cấp địa lý, xây dựng hệ thống giải trình trách nhiệm cho phù hợp với phân cấp chức năng đến đơn vị cung cấp dịch vụ, thực hiện chế độ đại ngộ nhân tài và quản lý tài chính công minh bạch hơn, và chuẩn bị hệ thống pháp lý và xét xử nhằm đáp ứng các thách thức của nền kinh tế năng động đang phát triển.

Qua khảo sát trên diện rộng cải cách thể chế ở Việt Nam và kinh nghiệm từ hai thập kỷ vừa qua, Báo cáo Phát triển Việt Nam đã nhấn mạnh vào các nội dung:

  • Phạm vi phân cấp là đáng kể, cả về địa lý và chức năng.
  • Đã có các hệ thống giải trình trách nhiệm mới, nhưng còn chậm trễ và chưa phải là dạng thức tốt nhất.
  • Trong hệ thống phân cấp, xung đột lợi ích ngày càng rõ nét.
  • Thông tin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống trách nhiệm giải trình.
  • Những cải cách thành công nhất là những cải cách mà các chủ thể liên quan được trao quyền để thúc đẩy cải cách.
  • Người dân ngày càng có nhiều yêu cầu – vì Việt Nam đã nỗ lực phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình hiện đại, nên áp lực về dịch vụ tốt hơn, có nhiều tiếng nói và tham gia nhiều hơn sẽ ngày càng lớn.
  • Sau khi tổng kết các thành tựu cải cách thể chế, và triển vọng phân cấp và giải trình trách nhiệm hơn nữa, Báo cáo đã đưa ra kết luận đầy thách thức cho các nhà cải cách: Thập kỷ tới Việt Nam sẽ như thế nào?

Báo cáo Phát triển Việt Nam là báo cáo hàng năm do NHTG tổ chức làm và phát hành vào thời gian diễn ra Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ hàng năm. Là một báo cáo đa biên. Báo cáo Phát triển Việt Nam cung cấp cho cộng đồng các nhà tài trợ cơ hội để cùng xác định và truyền đạt về các thách thức trọng tâm đối với Việt Nam.

Báo cáo Phát triển Việt Nam về các Thể chế hiện đại được 14 nhà tài trợ cùng ký, gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAid), Cơ quan phát triển quốc tế Canađa (CIDA), Đan Mạch, Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID), Cộng đồng chung Châu Âu (EU), Phần Lan, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Phát triển và Hợp tác quốc tế Tây Ban Nha, Thụy Điển, Cơ quan Phát triển Thụy Sĩ (SIDA), các tổ chức Liên hiệp quốc (UN), Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Ngân hàng Thế giới. Tổ chức phi chính phủ Oxfam Anh cũng đóng góp vào việc biên sọan báo cáo này.

Bên cạnh các đóng góp của các nhà tài trợ nêu trên là nguồn tài trợ đáng kể để phát hành và phổ biến Báo cáo Phát triển Việt Nam này của Ngân hàng Thế giới, Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) thông qua quỹ tín thác GAPAP.

 


Api
Api

Welcome