PHÓNG SỰ

Phát thải các-bon trong lĩnh vực giao thông ở Việt nam vẫn cao

18 Tháng 12 Năm 2009


Lượng các-bon điô-xít phát thải từ ngành giao thông đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt từ các khu đô thị, đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững ở các nước đang phát triển.

Tháng 9/2009, Ngân hàng Thế giới công bố một nghiên cứu phân tích những nhân tố chịu trách nhiệm trong việc làm tăng lượng phát thải CO2 của ngành giao thông ở một số nước đang phát triển được lựa chọn ở châu Á trong giai đoạn từ 1980 đến 2005.

Báo cáo của hai tác giả là Govinda R. Timilsina và Ashish Shrestha, có tựa đề “Tại sao lượng phát thải khí CO2 tăng lên ở ngành giao thông châu Á? Những nhân tố cơ bản và các phương án về chính sách”.

Trong khi phân tích, bản báo cáo đã tách lượng khí thải tăng hàng năm thành các phần tương ứng với sự phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số, chuyển đổi phương thức giao thông, thay đổi cách trộn nhiên liệu, hệ số phát thải, cường độ sử dụng năng lượng trong giao thông.

Nghiên cứu cũng xem xét các chính sách hiện hành của chính phủ nhằm giới hạn việc tăng phát thải CO2, đặc biệt là các công cụ điều tiết về tài chính và chính sách.

Lượng phát thải CO2 trên toàn quốc của Việt Nam đã tăng từ 14 triệu tấn C năm 1980 lên 80 triệu tấn C năm 2005, trong đó lượng phát thải từ ngành giao thông đã tăng gấp đôi từ 14% lên đến 25%.ba nhân tố - phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số, cường độ sử dụng năng lượng trong giao thông – chịu trách nhiệm làm gia tăng lượng khí thải CO2 ở Việt Nam.

Năm 2005, xem xét các loại phương tiện giao thông khác nhau thì giao thông đường bộ chiếm phần lớn lượng phát thải CO2 với 91,95%, các phương tiện giao thông khác như hàng không chiếm 2,5%, đường thủy 4,8%, đường sắt 0,8%.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng trong sáu nhân tố được xem xét thì Điều này cũng đúng với Bangladesh và Philippines. Hiệu quả năng lượng giao thông là tỉ lệ giữa tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu trong ngành giao thông của một nền kinh tế với tổng sản phẩm trong nước.

Tỉ lệ này bắt đầu giảm dần từ khoảng năm 1996, điều này có nghĩa là lượng tiêu thụ năng lượng trong ngành giao thông đã giảm tính theo đơn vị sản phẩm kinh tế.

Tuy nhiên, trong số 11 nước ở Đông Nam Á có số liệu được trình bày trong báo cáo, Việt Nam có hiệu quả năng lượng dùng trong giao thông thấp thứ hai chỉ trên có Malaysia. Thực vậy, việc sử dụng năng lượng kém hiệu quả liên quan đến sản phẩm kinh tế ở Việt Nam đã góp phần làm gia tăng lượng khí thải CO2 trong ngành giao thông.

Ngược lại, chỉ có sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số là những nhân tố chính làm tăng lượng khí thải trong trường hợp của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan. Khí thải CO2 có chiều hướng giảm ở Mongolia do việc giảm bớt cường độ sử dụng năng lượng.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số công cụ chính sách hiện hành giúp giảm bớt lượng khí thải CO2 trong giao thông, mặc dù các công cụ đó không nhất thiết nhằm vào mục đích này khi được đưa ra.

Báo cáo là sản phẩm của tổ Môi trường và Năng lượng, Nhóm Nghiên cứu Phát triển, và là một trong những nỗ lực lớn nhằm nghiên cứu các vấn đề về biến đổi khí hậu và năng lượng sạch.


Api
Api

Welcome