Skip to Main Navigation
THÔNG CÁO BÁO CHÍ24 Tháng 9 Năm 2022

Chuyển đổi sang trồng lúa carbon thấp giúp Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải trong khi vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh

Cần Thơ, ngày 24 tháng 9 năm 2022 — Chuyển sang trồng lúa carbon thấp sẽ có tiềm năng cao nhất để Việt Nam đạt mục tiêu cắt giảm 30% lượng khí mê-tan vào năm 2030 đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu chiến lược này, theo báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thế giới.

Báo cáo với tiêu đề “Hướng tới Chuyển đổi Nông nghiệp Xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp,” gợi ý rằng Việt Nam có thể chuyển đổi ngành lúa gạo bằng việc cắt giảm phát thải KNK, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và tăng sản lượng, tăng cường khả năng chống chịu và đa dạng hóa sản xuất. Việc chuyển đổi này đòi hỏi đầu tư đáng kể và cải cách chính sách lớn để điều chỉnh các biện pháp khuyến khích cũng như phối hợp hành động của các bên liên quan ở tất cả các cấp.

Carolyn Turk, Giám Đốc Quốc Gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biếtNgành nông nghiệp, cho dù đạt rất nhiều thành tựu, vẫn là nhân tố đóng góp quan trọng vào việc phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. Đã đến lúc bắt buộc phải chuyển đổi sang phương thức canh tác carbon thấp hơn – càng chần chừ lâu, chi phí sẽ càng cao. Kinh nghiệm cho thấy chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh thông qua phân bổ đầu tư công một cách chiến lược và tăng cường môi trường thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp xanh và hiện đại.”

Lúa gạo, mặt hàng nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam và được trồng trên hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp, chiếm 48% lượng phát thải KNK của ngành nông nghiệp và hơn 75% lượng khí thải mê-tan. Dựa trên những ước tính thận trọng, việc cải thiện quản lý nước và tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón và thuốc trừ sâu có thể giúp người nông dân quy trì hoặc tăng sản lượng từ 5 đến 10% đồng thời giảm chi phí đầu vào từ 20 đến 30%, từ đó tăng lợi nhuận ròng ở mức khoảng 25%. Quan trọng hơn, những kỹ thuật cải tiến này cũng sẽ giúp cắt giảm phát thải KNK tới 30%. Những cách tiếp cận như vậy đã được thí điểm thành công trên hơn 184.000 ha lúa canh tác trong khuôn khổ dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững ở Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.  

Ông Benoît Bosquet, Giám Đốc Khu vực về Phát triển Bền vững của Ngân hàng Thế giới, khu vực Đông Á -Thái Bình Dương cho biết “Những phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả. Nếu chúng ta có thể mở rộng quy mô trên toàn ngành nông nghiệp, nó sẽ giúp Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải KNK bằng không vào năm 2050.”

Báo cáo nêu bật 5 lĩnh vực chính sách từ ngắn hạn đến trung hạn để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang lúa gạo carbon thấp, bao gồm đảm bảo tính nhất quán của chính sách cũng như việc điều chỉnh kế hoạch-ngân sách, định hướng lại các công cụ chính sách và chi tiêu công, thúc đẩy đầu tư công, cải thiện thể chế, và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân và các bên liên quan khác tham gia.

Báo cáo được công bố tại hội thảo ‘Chống chịu Khí hậu Tổng hợp và Phát triển Bền vững vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long’, do Bộ NN&PTNT cùng Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 24 tháng 9 năm 2022.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ: 2023/019/EAP

Liên lạc

Hà Nội
Lê Thị Quỳnh Anh
(+84-24) 3937-8362

Blogs

    loader image

TIN MỚI

    loader image