THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng vì người nghèo, và nỗ lực của Việt Nam giải quyết phát triển thách thức dài hạn

31 Tháng 5 Năm 2011



Hà Nội, 31 tháng Năm, 2011 -  Hôm ngay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã cùng ký kết một khoản vay và bốn khoản tín dụng với tổng trị giá 620 triệu đô-la Mỹ, nhằm hỗ trợ những nỗ lực phát triển của Việt Nam. Số tiền này sẽ được dùng cho năm dự án: Dự án Hỗ trợ Quản lý Rác thải Bệnh viện (150 triệu đô-la), Dự án Giao thông Đô thị Hải Phòng (50 triệu đô-la), khoản vay thứ ba cho Chương trình 135 gian đoạn2 (50 triệu đô-la), cấp vốn bổ sung cho Dự án Truyền tải và Phân phối điện giai đoạn 2 (180 triệu đô-la), và cấp vốn bổ sung cho Dự án Vệ sinh Môi trường các Thành phố Duyên hải (65 triệu đô-la).

Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 10 năm giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam chỉ ra rằng Việt nam đang đối mặt với những khó khăn lớn về cơ sở hạ tầng cản trợ sự bền vững về mặt môi trường, cũng như mức đói nghèo cao tại một số cộng đồng vùng sâu vùng xa. Chúng tôi mong rằng khoản vay và tín dụng ký kết ngày hôm nay có thể hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết, giúp Chính phủ Việt Nam hiện đại hóa phương pháp phát triển hạ tầng, giải quyết những thách thức quan trọng về môi trường, và có những bước tiến xa hơn trong công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.”

Lễ ký kết bao gồm khoản vay trị giá 180 triệu đô-la Mỹ của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), là nhánh cho vay của Ngân hàng Thế giới dành cho các nước thu nhập trung bình, nhằm mở rộng và củng cố mạng lưới truyền tải điện của Việt Nam. Dự án này là bước tiếp nối của Dự án Truyền tải và Phân phối giai đoạn 2, hỗ trợ sự phát triển hiện quả của mạng lưới truyền tải và phân phối điện của Việt Nam.

Bốn khoản tín dụng khác do Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) cung cấp. IDA là bộ phận của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ các quốc gia nghèo nhất.

Khoản tiền 65 triệu đô-la  cấp vốn bổ sung cho Dự án Vệ sinh Môi trường các Thành phố Duyên hải sẽ mang lại điều kiện vệ sinh tốt hơn cho hơn 600.000 người dân tại các thành phố duyên hải Đồng Hới, Quy Nhơn và Nha Trang. Khoản đầu tư này sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự bền vững cho nền tảng kinh tế du lịch của các thành phố này. Dự án sẽ đạt những mục tiêu này qua việc nâng cấp hệ thống thoát nước, thu hồi và xử lý nước thải, quản lý rác thải rắn, các khoản cho vay nhỏ để cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình, và các sáng kiến bồi dưỡng năng lực, trong đó có chương trình Hợp tác Thành phố Xanh sạch đẹp.

Mục tiêu của Dự án Giao thông Đô thị Hải Phòng là nâng cao khả năng tiếp cận giao thông tại đô thị và củng cố khả năng quản lý và quy hoạch giao thông đô thị tại thành phố Hải Phòng. Dự án sẽ giảm thời gian tham gia giao thông của người sử dụng đường bộ tại các trục hành lang chính, và nâng cao độ tin cậy và tần suất của dịch vụ xe buýt. IDA sẽ đầu tư 175 triệu đô-la cho dự án này.

Khoản tín dụng 50 triệu đô-la cho Chương trình 135 Giai đoạn 2 là khoản cuối cùng trong loạt ba khoản vay chính sách, đóng góp vào những cải cách thành công của Chính phủ Việt Nam theo “Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi”, thường gọi là Chương trình 135 giai đoạn 2. Khoản tín dụng cuối cùng này sẽ hỗ trợ những cải cách chính sách còn lại để đẩy mạnh quá trình thực hiện, đặc biệt ở cấp địa phương, cũng như củng cố tính bền vững của những cải cách đó.

Cuối cùng, quá trình thực hiện thành công Dự án Hỗ trợ Quản lý Rác thải Bệnh viện sẽ củng cố những chính sách quản lý rác thải y tế trên toàn quốc và hỗ trợ ít nhất 150 bệnh viện cấp quốc gia và cấp tỉnh tạo ra môi trường tốt hơn cho các cộng đồng, cũng như quản lý lây nhiễm và an toàn lao động tốt hơn cho các bệnh nhân, bác sĩ và cán bộ y tế. IDA sẽ đầu tư 150 triệu đô-la cho dự án này.

 

Liên hệ truyền thông
Tại Hà Nội
Nghiêm Thị Xuân Lê
tel : (+84 -4) 3934 6600; máy lẻ 382
lnghiem@worldbank.org

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ:
N/A

Api
Api

Welcome