TP. HCM, 31/06/2011 - Tối nào cũng vậy, anh Nguyễn Thanh Lâm lại sắp xếp đồ đạc ra ngoài gặp khách hàng, giống như mọi nhân viên kinh doanh khác đang làm công việc của mình.
Chỉ có điều khác là khách hàng của anh là những đối tượng nghiện hút ma túy, những người hành nghề mại dâm hay bất kỳ ai có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Yêu cầu công việc đòi hỏi anh phải đi đến những địa điểm đẩy rủi ro để gặp khách hàng, và đôi khi còn bị khách hàng hăm dọa. Cũng rất nhiều lần anh bị bạn bè và người thân của mình hiểu lầm. Nhưng những điều đó không hề cản trở công việc của một người đã từng bị nghiện này đang làm, bởi vì anh muốn làm được điều gì có ý nghĩa cho những người cùng cảnh ngộ với mình.
Cũng giống như anh Lâm, chị Lê Thị Hồng Yến đã bị gia đình xa lánh khi chị quyết định tham gia vào nhóm giáo dục viên đồng đẳng về HIV. Chị gái và ảnh rể của chị Yến quyết định không nói chuyện với chị chừng nào chị còn làm công việc đó. Tuy nhiên, chị Yến vẫn tiếp tục công việc của mình chỉ đơn giản bởi vì chị tin rằng những điều mình làm sẽ mang lại giá trị và ý nghĩ đối với xã hội.
Nhận thấy hiệu quả từ các hoạt động của GDVĐĐ, Ngân hàng Thế giới (WB) đã bổ sung thêm một cấu phần trong dự án phòng chống HIV/AID bằng cách thành lập những nhóm GDVĐĐ.
Dự án nhận thấy việc trao đổi và tuyên truyền trực tiếp, mà đặc biệt thông qua những đồng đẳng viên là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất và là phương pháp chính trong việc tuyên truyền các thông điệp liên quan tới HIV, nhất là khi tiếp cận với nhóm nguy cơ lây nhiễm cao.
Sau khi áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, Cục Phòng Chống HIV/AIDS Việt Nam cũng công nhận phương pháp giáo dục đồng đẳng là một phương pháp hiệu quả nhất.
Bác sĩ Chu Hồng Ân, Phó Cục trưởng Cục Phòng Chống HIV/AIDS Việt Nam cho biết, hiện có hơn 5.000 GDVĐĐ đã đăng ký trên cả nước. Tất cả các GDVĐĐ này đều đã được đào tạo và hiện nay đang tham gia tuyên truyền và phổ biến cho cộng đồng về những nguy cơ liên quan tới mại dâm và tiêm chích ma túy.
Nhờ những nố lực không ngừng của nhóm GDVĐĐ, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm những người nghiện hút ma túy đã giảm từ mức 30% trong năm 2000 xuống còn 18% trong năm trước. Con số này cho thấy hàng nghìn đối tượng nghiện hút ma đã tránh được nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếu không những con số này đã phải ghi thêm vào số những trường hợp báo cáo.
Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của GDVĐĐ, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, một diến đàn được tổ chức hai năm một lần để các GDVĐĐ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong việc tiếp cận khách hàng, chuyển giao kinh nghiệm và cùng nhau thư giãn. Anh Nguyễn Thanh Lâm và Chị Lê Thị Hồng Yến là hai trong số những gương mặt đã tham gia vào diễn đàn này và đã cùng chi sẻ rất nhiều kinh nghiệm của mình cho các đồng đẳng viên khác.
Bác sĩ Đỗ Hồng Kiên, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Lâm Đồng chia sẻ, “Các hoạt động của GDVĐĐ đóng vai trò quan trọng vì chính những hoạt động này đã góp phần phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Các GDVĐĐ là những người có cùng cảnh ngộ với khách hàng của mình, vì vậy họ co thể hiểu và có thể chia sẻ với nhau những biện pháp tốt nhất mà những người khác không thể. Với những gì GDVĐĐ đã làm, cả xã hội hiểu và trân trọng công việc của họ. Tất cả GDVĐĐ đều là những người rất nhiệt tình và trách nhiệm. Mọi người đều nghĩ rằng công việc của GDVĐĐ sẽ giúp được những người cùng cảnh ngộ với mình, và cùng đóng góp vào nỗ lực phòng chống HIV của toàn xã hội, và rằng công việc của GDVĐĐ là một công việc đấy nghĩa cử nhân đạo.”
“Nói chung, GDVĐĐ có thể làm được những điều mà người khác không thể”, bác sĩ Lai Kim Anh, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Cần Thơ phát biểu.