PHÓNG SỰ

Việt Nam: Đối với bản Co Me, Thủy điện nghĩa là “Một cơ hội mới và con đường tới Hà Nội”

4 Tháng 2 Năm 2010

Các nét chính của bài viết
  • Những người dân nghèo mong chờ thủy điện Trung Sơn mang lại cho họ những liên kết vô hình và hữu hình từ nơi xa xôi hẻo lánh này khi thời gian đến Hà Nội giảm từ hai ngày xuống chỉ còn 5 tiếng
  • Các buổi tham vấn nêu ra hàng loạt những thách thức về mặt xã hội nhưng dân làng đều rất hào hứng khi việc xây dựng thủy điện sẽ mang đến khách hàng và lợi ích du lịch
  • Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 90% số dân chịu ảnh hưởng của dự án. Điều quan trọng là phải hỗ trợ họ về mặt dân sinh phù hợp với văn hóa của họ.

Co Me, 4 tháng 2 năm 2010 - Trung tâm của các dự án phát triển lớn như Dự án Thủy điện Trung Sơn (TSHPP) là những người dân, thường là nghèo và chịu nhiều thiệt thòi, những người mà cuộc sống của họ sẽ bị thay đổi vĩnh viễn. Các mục tiêu phát triển quốc gia không thực sự có nhiều ý nghĩa đối với những người phải tái định cư hoặc mất đi đất đai của tổ tiên để lại. Điều họ muốn biết là:

“Dự án có cải thiện cuộc sống của họ không?"

Trong khi việc đền bù thỏa đáng có thể giúp ích thì bản thân việc đền bù lại không đủ cải thiện cuộc sống của những người có ít hoặc không có cơ hội học hành, có ít tài sản, tuổi thọ trung bình thấp hơn hoặc có những khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa so với hầu hết những người trong cộng đồng của họ. Và đối với các dân tộc thiểu số sống ở những vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh thì giải pháp này phải toàn diện hơn nhiều.

Đối với nhóm triển khai dự án Trung Sơn, giải quyết những thách thức mang tính nhân văn này cũng quan trọng như xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện và con đập của nhà máy. Trong ba tuần từ 19/1/2010 ba tổ chuyên gia từ Ban Quản lý Dự án (PMB), Ngân hàng Thế giới (WB), các Tổ chức Phi chính phủ (NGO) và một đơn vị tư vấn đã đến toàn bộ 54 bản thuộc vùng bị ảnh hưởng bởi dự án và hạ lưu để lắng nghe ý kiến của người dân và phản hồi lại các câu hỏi, nhu cầu của họ. Trong khi chờ đợi tổng hợp chính thức kết quả của vòng tham vấn thứ ba thì đây là cách nhìn của một người, trưởng bản Co Me, về thay đổi đặt ra trước mắt ông và cộng đồng của ông. Cách nhìn đó rất sâu sắc vì phát triển có ý nghĩa khác nhau đối với người dân ở các vị trí khác nhau.

Tất cả chúng tôi chỉ chờ đợi ngày khi mà bản của chúng tôi được nối với vùng còn lại của đất nước bằng đường bộ”, ông Phạm Mạnh Hưng, 34 tuổi người là trưởng bản này trong suốt 11 năm nói. “Chúng tôi biết dự án sẽ tạo ra điện nhưng chúng tôi cần hơn cả là con đường mới. Nó sẽ giảm thời gian đi tới Thủ đô từ hai ngày xuống còn 5 tiếng."

Thực ra, dân làng cũng đã tạo ra nhiều thủy điện mini dọc dòng sông Mã hung dữ - các thiết bị chạy bằng nước để cấp điện cho bóng đèn, tivi, tủ lạnh. Do vậy, dù điện dự án có rẻ hơn, an toàn hơn và ổn định hơn thì cái họ trân trọng nhất chính là sự liên kết với các vùng khác của đất nước - cả hữu hình và vô hình. Điện sẽ giúp thông tin liên lạc và truyền thông qua tivi, điện thoại, mobile và internet được thông suốt. Đây là một nhu cầu mà đa số người dân là thanh niên trong bản đã nêu ra trong các cuộc tham vấn.

Với tương lai phía trước, những người dân nơi đây mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn và sẵn sàng đánh đổi. Quả thực, hai ngày mưa từng trong suốt những buổi tham vấn đã khiến mọi con đường không thể tới được dù đi bất kỳ phương tiện nào, ngăn cách dân làng với tất cả những hỗ trợ thuốc men, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác bao gồm cả thông tin.

Bảo vệ rừng và mối lo về đất canh tác

Co Me là một bản dân tộc Thái như hầu hết các bản khác trong khu vực dự án. Bản này có 120 hộ trong đó có 48 gia đình sống dưới chuẩn nghèo, số còn lại cũng rất gần chuẩn đó. “Chúng tôi có khoảng 7,5ha luồng là nguồn thu nhập chính cho bản ngoài 5 con bò, 20 con lợn và một số gia cầm” ông Hưng nói khi liệt kê những tài sản sơ sài của mình. “Có 12 cửa hàng và 2 quán Karaoke nơi thỉnh thoảng chúng tôi tụ tập vào buổi tối” ông nói và không do dự mời thử một chút rượu gạo địa phương.

Người dân bản biết về Kế hoạch phát triển sinh kế và Phát triển dân tộc thiểu số và hiện tại đang thảo luận về các phương án sinh kế của họ bao gồm đào tạo, tín dụng nhỏ và các khoản viện trợ để khuyến khích mỗi bản lựa chọn một hoạt động kinh tế. Ông Phạm đã đọc cả hai kế hoạch tái định cư và bảo vệ môi trường: “Những kế hoạch này thì tốt nhưng điều quan trọng là việc thực hiện và điều phối nhằm cải thiện bền vững,” người cầm quyền dày dạn nói – bố ông ấy là trưởng bản này vào năm 1977 – ý nói đến kinh nghiệm của ông ấy về các kế hoạch phát triển khác cho bản này.

Nhiều người trong số chúng tôi là nông dân và chúng tôi chỉ trồng đủ để dùng, chúng tôi vẫn luôn bàn cách để sản phẩm của mình đến được thị trường tốt hơn ở bên ngoài”, ông Phạm nói. Bản này đã được chính quyền giao cho một mảnh đất để canh tác tập thể và mối quan tâm của họ bây giờ là đất thay thế phải màu mỡ như thế. “Do chính sách bảo vệ rừng của Chính phủ nên tất cả chúng tôi đều biết rằng chúng tôi không thể xâm lấn đất rừng mới và chúng tôi đã giao nộp toàn bộ thiết bị săn bắn của mình cho chính quyền để bảo vệ động vật hoang dã ở đây. Chúng tôi hy vọng rằng những người đến đây để xây đập sẽ tuân theo những qui định này.”

Trưởng bản sẵn sàng với nhưng thay đổi

Trong khi nhiều người dân bản bày tỏ mối quan ngại về an ninh và tác động lên giá lượng thực khi có lán trại tạm cho khoảng 4000 công nhân xây dựng thì họ cũng háo hức về thị trường tiềm năng mà những công nhân này tạo ra và đang lập kế hoạch mở nhà hàng và các cơ sở vui chơi giải trí khác. “Chúng tôi đang nghĩ đến việc mở nhà hàng hoặc kinh doanh đặt ra nhiều công việc kinh doanh và giờ chúng tôi đã có thêm sự ửng hộ cho những kế hoạch đó.

Ông Phạm biết rất rõ về vai trò then chốt của mình trong quá trình tái định cư. “Công việc của tôi là làm sao cho cộng đồng được cung cấp thông tin về tất các các vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh. Tôi vẫn thường tổ chức các cuộc họp hàng tháng để thảo luận về tái định cư. Tôi có 1 băng casset giải thích rõ các chính sách môi trường và đền bù của dự án nhưng tôi cần cập nhật thông tin về dự án thường xuyên. Nếu hai tháng trôi qua mà không có tin tức gì thì chúng tôi sẽ lo rằng dự án có thể bị hủy bỏ."

Rời bản bằng thuyền sau một buổi sáng đầy ắp những câu hỏi và các đề xuất của dân bản, tổ này đi đến điểm dừng chân tiếp theo cho ngày hôm đó tại bản Chiềng. Bản này nằm ở bờ bên kia sông và mối quan ngại của họ bao gồm giá đất thị trường tăng vì rằng dự án đang được hiện thực hóa. Việc xây dựng một dự án thủy điện làm nảy sinh vô số những thách thức về mặt xã hội mà sẽ được giải quyết trong suốt tiến trình tham vấn nhưng kinh nghiệm của Ngân hàng tại các nước khác cho thấy những thách thức đó chỉ có thể được giải quyết theo một cách là tạo ra sự ủng hộ đối với dự án ở cấp cơ sở. Đối với tổ công tác tại Dự án Thủy điện Trung Sơn thì mục tiêu là chứng minh công tác này có thể được làm tốt như thế nào.


Api
Api

Welcome