PHÓNG SỰ

Các Phát hiện Chính của Báo cáo Điểm lại: Cập nhật Tình hình Phát triển Kinh tế Việt Nam (Tháng 7/2014)

8 Tháng 7 Năm 2014


•    Tăng trưởng toàn cầu dự báo tăng 3,4% trong năm 2015 và 3,5% năm 2016, do động lực tại các quốc gia thu nhập cao. Các quốc gia đang phát triển sẽ hưởng lợi từ động lực đó với mức tăng trưởng dự kiến tăng từ 4,8% năm 2014 lên 5,5% năm 2016.

•    Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực dự kiến giảm nhẹ xuống 7,0% vào năm 2016, thấp hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với những năm trước khủng hoảng nhưng nhìn chung phù hợp với tiềm năng.

•    Các điều kiện toàn cầu được cải thiện và cầu trong nước còn yếu cho phép Việt Nam củng cố hơn nữa những thành quả về ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số lạm phát  chung giảm từ mức đỉnh 23% vào tháng 8/2011 xuống khoảng 5% vào tháng 6/2014.

•    Tuy nhiên, thâm hụt tài khoá tăng lên cho thấy ngày càng nhiều thách thức vĩ mô. Chỉ tiêu tiêu bội chi ngân sách 4,8% GDP bị vượt 0,5 điểm phần trăm năm 2013, và kết quả dự kiến cũng tương tự trong năm 2014. Tình hình nợ công vẫn ở mức ổn định cho dù dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc mang tính hệ thống.

•    Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn và tiếp tục vẫn thấp hơn xu hướng dài hạn. Tăng trưởng GDP năm 2014 ước tính  khoảng 5,4% và dự báo không vượt quá 5,5% trước năm 2016. Về ngắn hạn, lý do là cầu trong nước còn yếu. Về  dài hạn, xu hướng tăng trưởng vẫn khiêm tốn do những vấn đề mang tính cơ cấu.

•    Cho dù tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động tương đối cao và tỷ lệ thất nghiệp chính thức vẫn thấp (ước tính khoảng 2%), các xu hướng trên thị trường lao động là nguyên nhân gây quan ngại. Tỷ lệ thất nghiệp cao hơn đáng kể trong số lao động có kỹ năng, phản ánh sự bất cập giữa nguồn cung kỹ năng và cầu trên thị trường.

•    Khu vực ngân hàng vẫn đang ổn định một cách tương đối. Do tập trung giải quyết nợ xấu, các ngân hàng vẫn thận trọng trong việc mở rộng tín dụng cho dù có tăng trưởng mạnh về tiền gửi.

•    Chính phủ đã cổ phần hoá 74 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào năm 2013 (gấp ba lần so với số năm 2011 và 2012), và động lực vẫn tiếp diễn trong quý một năm 2014.

•    Viễn cảnh trung hạn là tăng trưởng GDP vẫn ở mức khiêm tốn với những rủi ro kinh tế vĩ mô như sau:
(i)    Cầu khu vực tư nhân trong nước vẫn yếu và dễ bị ảnh hưởng trước các diễn biến bất lợi;  
(ii)    Dự báo theo phương án cơ sở dựa trên giả định không gia tăng căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc;
(iii)    Khu vực ngân hàng vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi khả năng thay đổi bất ngờ về lòng tin của người gửi tiền và những tin tức ngoài dự kiến về biến động giá bất động sản hay lợi nhuận của các DNNN.

Báo cáo Điểm lại kỳ này có một phần trọng tâm đặc biệt về bất bình đẳng tại Việt Nam. Click vào đây để xem những phát hiện chính của báo cáo về phần trọng tâm này.




Api
Api

Welcome