THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngân hàng Thế giới: Đông Á Thái Bình Dương có tiến bộ bình đẳng giới, nhưng còn nhiều thách thức

15 Tháng 12 Năm 2011




Bản thân Bình đẳng giới đã quan trọng, nhưng nó còn góp phần giảm đói nghèo và phát triển kinh tế

Hà Nội, ngày 15 tháng 12, năm 2011 – Bình đẳng giới bản thân nó đã quan trọng, nhưng đồng thời, nó cũng là sự khôn ngoan về mặt kinh tế học: Những quốc gia tạo cơ hội và điều kiện tốt hơn cho phụ nữ và trẻ em gái có thể nâng cao năng suất lao động, cải thiện các kết quả phát triển cho thế hệ sau, tăng cường tính đại diện của các thể chế và thúc đẩy kỳ vọng phát triển cho tất cả mọi người, Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2012 về Bình đẳng giới và Phát triển khẳng định.

“Đã có những tiến bộ trong việc thu hẹp khoảng cách về giới nhưng khác biệt vẫn còn trong một số lĩnh vực”, ông Sudhir Shetty, đồng tác giả của báo cáo cho biết tại buổi họp báo ở Hà Nội. Sự khác biệt tồi tệ nhất là tỉ lệ tử vong ở trẻ em gái và phụ nữ so với nam giới ở các nước đang phát triển. Mỗi năm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, ước tính có tới 3,9 triệu phụ nữ tử vong. Khoảng hai phần năm trong số đó chưa từng được sinh ra do sở thích có con trai, một phần sáu tử vong khi còn thơ ấu và trên một phần ba qua đời trong độ tuổi sinh sản.

“Về mặt tích cực, thế giới đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong thu hẹp cách biệt về giới trong giáo dục, y tế và thị trường lao động hơn 25 năm qua”, ông Shetty bình luận. Bất bình đẳng giới trong giáo dục tiểu học đã giảm ở phần lớn các quốc gia. Về giáo dục trung học, bất bình đẳng giới đang giảm nhanh và ở nhiều nước, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh, Caribê và Đông Á, nam thanh niên và trẻ em trai lại đang là đối tượng chịu thiệt thòi. Ở các nước đang phát triển, trẻ em gái đi học trung học hiện nay có số lượng đông hơn trẻ em trai ở 45 quốc gia, cũng như số lượng nữ thanh niên đi học đại học ở 60 quốc gia đang cao hơn nam giới.

Có thể nhận thấy tiến bộ tương tự về tuổi thọ phụ nữ ở các nước có thu nhập thấp, họ không chỉ sống lâu hơn nam giới mà tuổi họ của họ còn tăng 20 năm so với năm 1960. Và trên phần lớn thế giới, khoảng cách trong việc tham gia lực lượng lao động đã thu hẹp với hơn một nửa tỷ phụ nữ tham gia lực lượng lao động trong 30 năm qua.

Bất bình đẳng còn tồn tại trong tỉ lệ đi học tiểu học của các trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn, bất bình đẳng đối với phụ nữ, trong tiếp cận các cơ hội kinh tế và thu nhập, dù là trên thị trường lao động, trong lĩnh vực nông nghiệp hay kinh doanh; và còn nhiều khác biệt lớn về tiếng nói của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội.

Báo cáo lập luận rằng những mô hình tiến bộ và kiên trì trong thu hẹp bất bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với các chính sách phát triển. Cũng như giáo dục, thu nhập cao hơn giúp đóng giảm dần bất bình đẳng. Khi trường rộng mở và có thêm nhiều việc làm cho phụ nữ trẻ, cha mẹ nhìn thấy lợi ích rõ ràng trong việc giáo dục con gái họ. Tuy nhiên, quá thường xuyên, thị trường và các thể chế (phản ánh các chuẩn mực xã hội về công việc chăm sóc gia đình) kết hợp với việc các hộ gia đình tự quyết định duy trì bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Một phần trong vấn đề này là bất bình đẳng giới về thu nhập vẫn còn ngoan cố không thay đổi trên phần lớn của thế giới.

“Ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, đã có những tiến bộ quan trọng về kinh tế xã hội – trong đó có bình đẳng giới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm”, ông Andrew Mason, tác giả của Báo cáo khu vực Đông Á – Thái Bình Dương nói. “Bằng chứng cho thấy thúc đẩy bình đẳng giới trong cơ hội kinh tế cũng thúc đẩy sự phát triển bằng cách nâng cao thu nhập, thúc đẩy trao thêm quyền và vai trò của phụ nữ, và tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với các thể chế chính trị và pháp lý. Khoảng 42-47 tỷ đô la Mỹ trong GDP bị mất hàng năm trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương bằng cách không khai thác đầy đủ tiềm năng tham gia các hoạt động kinh tế của phụ nữ. Đây là một rào cản lớn đối với tăng trưởng và giảm nghèo. Vì vậy, nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ không chỉ là điều phải làm, mà còn là điều thông minh đáng để thực hiện".

“Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng về bình đẳng giới, nhưng vẫn tồn tại những thách thức quan trọng với kinh tế và xã hội”, ông Mason bình luận. “Cần có những giải pháp chính sách để giải quyết các thách thức trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển biến từ nhóm thu nhập thấp sang thu nhập trung bình.”

Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2012 kêu gọi hành động trong bốn lĩnh vực: 1) Giảm chênh lệch về giới trong phát triển con người, như vấn đề tỉ lệ tử vong cao của phụ nữ và trẻ em gái và bất bình đẳng giới trong giáo dục là lĩnh vực còn tồn tại dai dẳng; 2) Thu ngắn bất bình đẳng trong thu nhập và năng suất lao động giữa phụ nữ và nam giới; 3) Tăng cường vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội; 4) Giảm thiểu dần sự mất cân bằng giới tính trong sinh sản ở các thế hệ sau.

“Tập trung vào chính sách công trong nước vẫn là chìa khóa để mang lại bình đẳng giới”, Ana Revenga, đồng chủ biên Báo cáo Phát triển Thế giới, cho biết. “Và để đạt hiệu quả, các chính sách này sẽ cần phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng giới. Đối với một số vấn đề, như với tử vong sản phụ cao, điều này sẽ đòi hỏi phải tăng cường các tổ chức cung cấp dịch vụ. Đối với các bất bình đẳng khác, như với bất bình đẳng cơ hội kinh tế, chính sách sẽ cần phải giải quyết nhiều khó khăn – về thị trường và thể chế - khiến phụ nữ bị mắc kẹt trong năng suất thấp  và công việc có thu nhập thấp.”

Để đảm bảo rằng tiến bộ về bình đẳng giới được duy trì, cộng đồng quốc tế cần bổ sung các giải pháp chính sách trong nước trong từng lĩnh vực ưu tiên trên. Cộng đồng quốc tế cũng có thể hỗ trợ giải pháp dựa trên bằng chứng qua việc thúc đẩy các nỗ lực để cải thiện các dữ liệu, thúc đẩy đánh giá tác động và khuyến khích học tập. Báo cáo khuyến cáo rằng các nhà hoạch định chính sách tập trung vào bất bình đẳng giới khó thay đổi nhất nhất mà chỉ riêng việc tăng thu nhập không thể giải quyết được, bằng cách sửa chữa những thiếu sót mà có ảnh hưởng tới sự phát triển lớn nhất, và thay đổi chính sách sẽ mang lại khác biệt lớn nhất.

“Các đối tác phát triển có thể giúp đỡ chính sách trong nước bằng nhiều cách – tài trợ nhiều hơn, nhiều sáng kiến hơn và hợp tác tốt hơn”, ông Sudhir Shetty nói. “Bổ sung tài chính cho nước sạch và vệ sinh môi trường và dịch vụ cho sản phụ sẽ giúp các nước nghèo nhất. Thêm các thử nghiệm và đánh giá hệ thống và dữ liệu phân tách giới tính tốt hơn sẽ chỉ ra những cách thức để cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của phụ nữ. Và, quan hệ đối tác có thể được mở rộng một cách hiệu quả để bao gồm cả khu vực tư nhân, các nhóm xã hội dân sự và các tổ chức giáo dục. "

Liên hệ truyền thông
Tại Washington
Merrell Tuck-Primdahl
tel : (202) 473-9516
Mtuckprimdahl@worldbank.org
Tại Washington (Phát thanh truyền hình)
Natalia Cieslik
tel : (202) 458-9369
ncieslik@worldbank.org
Tại Hà Nội
Nguyễn Hồng Ngân
tel : +84439346600-234
nnguyen5@worldbank.org

TÀI LIỆU



Api
Api

Welcome