Việt Nam: Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

11 Tháng 4 Năm 2013



Dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh (lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) đã tạo ra tác động thay đổi bộ mặt thành phố, mang lại lợi ích trực tiếp cho trên 1,2 triệu người thông qua cải tạo điều kiện vệ sinh, giảm nguy cơ ngập lụt và đồng thời là một tài sản quí giá của thành phố cho mọi người dân được hưởng lợi.

Thách thức

Những thách thức mà Dự án đã gặp phải bao gồm: (a) thiếu vốn đầu tư thay thế sơ sở hạ tầng yếu kém và không theo kịp đà tăng trưởng đô thị nhanh chóng, (b) nước ngập thường xuyên do đường cống thoát nước nhỏ và công tác bảo trì thường xuyên chưa đúng mức, (c) ô nhiễm nước nghiêm trọng, đặc biệt là tại các khu đông dân do không có  thu gom và xử lý nước thải, và (d) đơn vị cung cấp dịch vụ công còn yếu.

Công tác thực hiện cũng gặp nhiều thách thức vì:

• Đây là dự án phức tạp về mặt kỹ thuật, phải thi công  cống hầm tunel trong điều kiện đất và nước ngầm khó lường.
• Chủ đầu tư không có kinh nhiệm  trong các công việc và thủ tục đấu thầu mua sắm của Ngân hàng Thế giới, Ban quản lý dự án thay đổi nhiều lần, chi phí lạm phát phát sinh cao, và một số nhà thầu thực hiện hợp đồng  không tốt.
• Công trình  nằm trong khu trung tâm có mật độ đông dân cư  nhất và đòi hỏi phải quản lý giao thông tốt.

Giải pháp

Trong 20 năm, Nhiêu Lộc – Thị Nghè là dòng kênh đen,  bốc mùi và chứa đầy rác. Kể từ năm 2002 dự án đã được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề này. Theo đó, phải xây hệ thống cống tunel thu gom nước thải phía dưới kênh dài 8 km và có đường kính 3 m nhằm tăng khả năng thoát nước, đồng thời gia cố bờ kênh và lắp đặt 60 km cống thu nước thải.

Do dự án nằm trong khu trung tâm nên chỉ có thể thi công vào ban đêm. Thêm vào đó lại phải di dời đường ống cấp nước – bao gồm cả đường ống cấp chính với đường kính 2 m, đường điện, điện thoại. Dự án đã thi công đường cống ngầm tunel, chưa từng thực hiện tại Việt Nam trước đây trong điều kiện đất  và nước ngầm khó lường.

Do tác động của lạm phát thời kỳ 2007-2008, Ngân hàng Thế giới đã phải phê duyệt bổ sung 90 triệu US$ trong năm 2010.

Kết quả

Dự án có tác động thay đổi bộ mặt thành phố. Nhờ có dự án, 96.000 hộ gia đình (400.000 dân) đã ít bị ngập lụt hơn và 240.000 hộ gia đình (1,2 triệu dân), trong đó hầu hết là người nghèo, nay đã có hệ thống  thu gom nước thải tập trung. Cá đã bơi lội trở lại trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, chứng tỏ chất lượng nước đã cải thiện đáng kể.

Trong giai đoạn 2002 – 2012 đã lắp đặt 9 km cống thu nước thải với đường kính từ 2,5 m – 3.0 m bằng công nghệ khoan ngầm kích  cống thực hiện lần đầu tại Việt Nam.

Dự án cũng thay thế và kéo dài: i) 51km cống thoát kết hợp cấp 1 và cấp 2; và ii) 375 km cống thoát cấp 3.

Dự án cũng thực hiện: i) nạo vét, vận chuyển và đổ khoảng 1,05 triệu m3 bùn đất nhằm tăng công xuất thủy lực  kênh; và ii) gia cố 18 km bờ kênh bằng tấm bản bê tông.


" 20 năm trước đây, khi nói về kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè người ta nghĩ đến một con kênh đen đặc, hôi thối và đầy rác rưởi. Người ta vứt tất cả các loại rác thải trong ngày xuống kênh. Ngày nay kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè giống như một công viên nhỏ, nơi người già người trẻ đều có thể thư giãn, tập thể dục và hít thở không khí trong lành. "

Nguyễn Thanh Sương

Một người dân 73 tuổi đã sống bên bờ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè từ năm 1992

Đóng góp của Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Thế giới cấp vốn IDA lần đầu 166 triệu US$ năm 2001. Do lạm phát năm 2007 và 2008, kinh phí dự án tăng vọt, nên năm 2010 IDA cấp vốn bổ sung 90 triệu US$ bù vào chỗ thiếu hụt.

Đối tác

UBND Thành phố Hồ Chí Minh chủ đầu tư  triển khai dự án và huy động các nguồn lực cần thiết để hoàn thành những hạng mục khó khăn. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Thế giới cũng được thực hiện tốt.

Trong quá trình chuẩn bị dự án đã thực hiện đối thoại tích cực với tất cả các bộ và các sở liên quan. Lấy ý kiến người dân cũng được thực hiện trong quá trình chuẩn bị dự án, bao gồm cả đối tượng hưởng lợi và các bên liên quan. Hội phụ nữ hỗ trợ lấy ý kiến các hộ gia đình chịu tác động của dự án.

Chính phủ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp vốn đối ứng trị giá 68 triệu US$. 

Chặng đường phía trước

Giai đoạn  II của dự án đang được chuẩn bị. Trong đó gồm có các hạng mục: i) một nhà máy xử lý nước thải; ii) phần cống thu nước thải còn lại; và iii) hệ thống thoát nước Quận 2. Đây thực ra là phần tiếp theo tất nhiên của dự án vì nó sẽ xử lý lượng nước thải hiện đang tạm thời đổ ra sông Sài Gòn. Kinh phí ước tính là 478 triệu US$. Dự tính Ban giám đốc WB sẽ họp trong tháng 12/2013 để quyết định phê duyệt dự án. 

Image
1.2 triệu
Người dân được hưởng lợi nhờ điều kiện vệ sinh được cải thiện và nguy cơ lũ lụt giảm.


SƠ ĐỒ DỰ ÁN




Welcome