Diễn văn và Bản ghi chép

Hội nghị CG 2010: Diễn văn Khai mạc của bà Victoria Kwakwa Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

7 Tháng 12 Năm 2010


Victoria Kwakwa Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Hội Nghị Nhóm các nhà Tài Trợ cho Việt Nam Thường niên năm 2010 Hà Nội, Việt Nam

Như trong bản chuẩn bị để phát biểu

(Bản dịch không chính chức)

  • Kính thưa Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm
     
  • Ông Võ Hồng Phúc – Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
       
  • Ông Nguyễn Văn Giàu -Thống đốc NHNN Việt Nam
       
  • Ông Lê Đức Thúy - Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính
       
  • Các đại biểu Quốc hội
       
  • Các Thứ trưởng
     
  • Thưa các ngài Đại sứ
     
  • Các đồng nghiệp đại diện các Cơ quan phát triển
     
  • Thưa các quý ông, quý bà
 

Lời chào mừng

  • Tôi cũng xin cùng Bộ trưởng Phúc chào đón tất cả các quý vị đã có mặt tại buổi họp CG thường niên 2010.
     
  • Thưa ngài Phó Thủ tướng, tôi muốn đặc biệt cảm ơn Ngài đã tham dự buổi họp sáng nay với chúng tôi. Tôi hy vọng Ngài sẽ thấy cuộc họp này xứng đáng với thời gian Ngài bỏ ra.
     
  • Tôi cũng muốn đặc biệt cám ơn và chào mừng các Đại sứ và đại diện các cơ quan/tổ chức tham dự cuộc họp này lần đầu tiên.

Lời cám ơn

  • Bộ trưởng Phúc, tôi muốn cám ơn Ngài và nhóm làm việc của Bộ Kế hoạch Đầu tư và các cơ quan Chính phủ đã chuẩn bị chuẩn bị hội nghị này, bao gồm chuẩn bị một số tài liệu chính cho các cuộc thảo luận của chúng ta.
     
  • Tôi muốn cám ơn các Đại sứ và các đối tác phát triển đã đóng góp vào việc chuẩn bị này theo nhiều cách khác nhau.
     
  • Cuối cùng, tôi cũng cám ơn các đồng nghiệp tại Ngân hàng Thế giới đã làm việc không mệt mỏi trong những tháng qua để chuẩn bị chi tiết cho hội nghị. Cám ơn tinh thần làm việc quên giờ giấc của các bạn để đảm bảo mọi việc được hoàn thiện từng chi tiết.

Những ý chính

  • Từ cuộc gặp trước vào tháng 12 năm ngoái đến nay, Việt Nam đã thành công trong vai trò chủ tịch ASEAN, nâng cao vị thế của Việt nam trên khu vực và trên toàn cầu. Các chỉ số thu nhập năm 2009 của Việt Nam, được tổng kết năm nay, cho thấy rằng Việt Nam đã đứng vào hàng các nước có mức thu nhập trung bình thấp. Đây là những thành tựu hết sức quan trọng.
     
  • Trong vòng một thế hệ, Việt Nam đã phát triển từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới thành một nước có vai trò tích cực trong khu vực và toàn cầu, tạo mức sống cao hơn cho đa số người Việt Nam và bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế mới ở tầm cao hơn.
     
  • Thưa Ngài Phó Thủ Tướng, chúng tôi muốn chúc mừng Ngài và Chính phủ cũng như nhân dân Việt Nam cho những thành tựu vượt bậc này.
     
  • Tuy nhiên, Việt Nam có những mong muốn tham vọng, với mục tiêu phát triển một nền kinh tế công nghiệp tiên tiến hơn và giảm tỷ lệ đói nghèo xuống một con số trong thập kỷ tới.
     
  • Vì vậy, việc vượt qua những mốc gần đây sẽ là một cơ hội để nhìn lại xem Việt nam đang ở đâu so với mục tiêu trung hạn và dài hạn, và Việt Nam sẽ làm gì để đạt được các mục tiêu đó.
     
  • Việt nam đang thực hiện quá trình này thông qua việc chuẩn bị Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020 và Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm 2011-2015. Cả hai tài liệu này đều chỉ ra những lĩnh vực đột phá mà đất nước cần phải tập trung vào để tránh bẫy thu nhập trung bình và tiếp tục phát triển thành một nước kinh tế phát triển.
       
  • Ngoài ra, trong tuần này, bản phân tích Báo cáo Năng lực Cạnh Tranh đầu tiên của Việt Nam mà Chính phủ giao thực hiện từ cuối năm 2008 đã được trình bày tại Hà Nội. Bản phân tích này nêu bật những đánh giá thẳng thắn về vị trí của Việt nam trong việc phát triển kinh tế cũng như các cơ hội và thách thức còn tồn tại.
     
  • Một chủ đề xuyên suốt ba tài liệu này (Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội, Chương trình Phát triển Kinh tế Xã hội và Báo cáo Năng lực Cạnh tranh) là Việt Nam cần nâng cao đáng kể hiệu suất lao động và đầu tư.
     
  • Báo cáo Năng lực Cạnh Tranh đã nhấn mạnh rằng cứ tiếp tục kịch bản như hiện nay sẽ không gặt hái được những mục tiêu lớn của Việt nam và đưa ra một số đề nghị thay đổi mà Việt nam cần tận dụng để thành công trong chuyển sang một giai đoạn phát triển mới.
  • Phân tích Báo cáo Năng lực Cạnh tranh chỉ ra rằng những thành công của Việt Nam từ giai đoạn cải cách những năm 1980 dựa trên thay đổi về các nền tảng kinh tế và nhân công (rẻ) cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên (dồi dào).
     
  • Tuy nhiên, có những hạn chế về việc tiếp tục sử dụng những lợi thế này. Để duy trì phát triển nhanh và sự năng động về lâu dài, cần có những thay đổi căn bản trong quá trình phát triển của Việt nam, ít nhất là bốn khía cạnh:

    • Xây dựng các nguồn lợi thế cạnh tranh mới, dựa vào tăng năng suất, đổi mới, khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ, và sử dụng đầu tư và thương mại hiệu quả hơn. Dù con đường phát triển có khác nhau nhưng tất cả các nước phát triển đã thành công trong việc thực hiện quá trình này để không phụ thuộc vào những lợi thế cơ bản sẵn có.
       
    • Tái xác định vai trò của Chính phủ phù hợp với nhu cầu kinh tế thị trường năng động mới nổi – một vai trò giúp cho thị trường hoạt động tốt. Nhờ vậy, cung cấp một môi trường có sự kết hợp cân bằng hơn giữa các công ty nhà nước và tư nhân (trong nước và nước ngoài) cùng cạnh tranh trong nền kinh tế.
       
    • Lựa chọn một con đường phát triển bền vững về môi trường và có tính đến những thách thức về Biến đổi Khí hậu. Báo cáo Phát triển Việt nam mà Ngân hàng Thế giới và một số các nhà tài trợ khác chuẩn bị cũng đã đưa ra một số gợi ý trong lĩnh vực này.
       
    • Xác định và thực hiện phương pháp xóa đói giảm nghèo mạnh hơn và hội nhập xã hội rộng hơn có tính đến sự thay đổi của nghèo đói – sự thương tổn ngày càng tăng của việc vượt nghèo với những cơn sốc bên ngoài; khoảng cách thu nhập ngày càng tăng; và tình trạng đói nghèo lâu dài tại các cộng đồng nông thôn và dân tộc thiểu số xa xôi – cũng như các vấn đề về bất bình đẳng giới.
       
  • Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là cần thiết để có thể tạo ra khuôn khổ chung cho những thay đổi này. Vì vậy, những công cụ và thể chế hiện đại để quản lý kinh tế vĩ mô phù hợp với sự chuyển đổi của Việt nam sang kinh tế thị trường là rất quan trọng.
     
  • Những chuyển đổi này rất quan trọng trong việc củng cố những thành tựu trong quá khứ, giành lại động lực phát triển của Việt Nam và đưa đất nước vào con đường vững chắc để phát huy được tiềm năng của mình. Trong hai ngày tới, chúng ta sẽ có cơ hội để thảo luận một số khía cạnh của những phương pháp tiếp cận mới này một cách kỹ hơn.
     
  • Trong tất cả các lĩnh vực này, tôi muốn nhấn mạnh rằng thay đổi nhỏ có thể là không đủ. Cần có tầm nhìn rõ ràng, cam kết chính trị cao để thực hiện những hoạt động này và tạo ra một giai đoạn phát triển mới.
     
  • Cuối cùng, chúng ta cũng có có cơ hội để bắt đầu xem xét về mối quan hệ giữa Việt nam và các đối tác phát triển khi Việt Nam phát triển hơn nữa. Chúng tôi biết rằng tiền tài trợ và các dạng tài chính ưu đãi khác cho Việt Nam sẽ giảm đi, trong khi nguồn tiền đắt hơn sẽ tăng lên.
     
  • Thách thức là phải bảo đảm rằng việc này sẽ được thực hiện một cách trật tự để an toàn nợ trong giới hạn kiểm soat được, và không làm ngưng trệ quá trình phát triển, đặc biệt ở những lĩnh vực mà Việt nam vẫn chưa đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (ví dụ, nước sạch vệ sinh nông thôn, và HIV/AIDS) và nâng cao chất lượng và tính bền vững của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã đạt được (ví dụ về giáo dục cơ sở hay xóa đói, giảm nghèo). Tham vọng của Việt nam là đạt được những mục tiêu cao hơn nhiều so với những mục tiêu MDG cơ bản.
     
  • Việc phát triển mối quan hệ này cũng kỳ vọng là sẽ dẫn đến mối quan hệ đối tác chặt hơn – dựa trên sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau – với việc Việt Nam đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thiết lập mối quan hệ để đáp ứng được các ưu tiên của quốc gia.
     
  • Là các đối tác phát triển, chúng tôi đánh giá cao cơ hội thảo luận với Chính phủ của các bạn về những vấn đề phát triển trọng tâm. Thay mặt tất cả, tôi muốn bảo đảm rằng chúng tôi đang tiến hành việc này với một tinh thần trách nhiệm cao độ và sự chân thành sâu sắc và hy vọng rằng điều đó sẽ mang lại giá trị cho các bạn và cho Chính phủ, đặc biệt khi các bạn thông qua chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm cũng như bắt đầu đề ra các Kế hoạch Hành động chi tiết hơn.
     
  • Được tổ chức sát với Đại hội Đảng lần thứ 11, chúng tôi cũng hy vọng rằng những thảo luận của chúng ta sẽ có thể được phản ánh trong những thảo luận của các bạn.
     
  • Tôi hy vọng chúng ta sẽ thảo luận một cách công khai, chân thành và mang tính xây dựng, tạo nên niềm tin cũng như thiện chí, là nên tảng của mối quan hệ đối tác của chúng ta.
     
  • Như tôi đã nói trong phần nhận xét của cuộc họp kỳ trước, tôi hy vọng rằng chúng ta phát biểu tập trung và súc tích, để chúng ta cùng có cơ hội được nói và lắng nghe.
     
  • Chúc hội nghị thành công.
Api
Api

Welcome