PHÓNG SỰ

Luật đất đai mới của Việt Nam nâng cao vị thế, thu nhập và sự an toàn cho những người vợ

15 Tháng 3 Năm 2010


Các nét chính của bài viết
  • Từ lâu nay, ở các nước Đông Á Thái Bình Dương, nam giới thường là người nắm quyền sở hữu đất đai và tài sản; điều đó làm cho những người phụ nữ luôn sống trong nghèo khổ.
  • Việc cùng đứng tên trong giấy chứng nhận sở hữu đất đai cho phép phụ nữ được vay vốn ngân hàng, bảo vệ gia đình khỏi những hành động đơn phương của chồng và được bảo vệ quyền lợi khi ly hôn.
  • Luật đất đai đổi mới của Việt Nam quy định quyền sở hữu chung cũng đặt ra nhiều thách thức lớn về hành chính cho những cơ quan thực thi luật.

Nha Trang, 15 tháng 3, 2010 - Dưới cái nắng nóng của miền nhiệt đới, một chuyên gia đo đạc địa chất đặt cái giá ba chân và các dụng cụ để đo những mảnh đất trong một ngôi làng mà cộng đồng dân tộc thiểu số Dac Kray đã đến định cư bốn năm trước. …, một người mẹ trẻ với một lũ con bám xung quanh nói: “Ngày trước chúng tôi thường sống ở bên kia của quả đồi, chúng tôi sống đông đúc với nhiều thế hệ cùng ở với nhau dưới một mái nhà. Bốn năm trước, Chính phủ đã cho chúng tôi mảnh đất này và giúp chúng tôi xây dựng nhà cửa”. Cô vừa nói vừa nhìn về phía những căn lều gỗ xưa cũ nằm lác đác trên con đường mòn đất đỏ.

Khi được hỏi liệu cô có biết những người đo đạc địa chất đang làm gì hay không cô trả lời là cô không biết rõ, nhưng cô đã nghe người hàng xóm nói là họ đến đo mảnh đất của cô để sắp tới cô sẽ nhận được sổ đỏ từ chính phủ với tên của cô là đồng sở hữu của mảnh đất và ngôi nhà. Đó là điều mà chưa phụ nữ nào trong gia đình cô từng được sở hữu.

Những tư tưởng truyền thống phủ nhận quyền sở hữu tài sản của phụ nữ

Đất đai là một vấn đề xã hội nhạy cảm, liên quan sâu sắc đến những vấn đề đáng quan ngại như sự an toàn, vị thế và cả đặc tính của từng cá nhân. Nó cũng là tài sản kinh tế chủ yếu quyết định vị thế của cả nam giới và phụ nữ. Ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, đất đai hoàn toàn do nam giới sở hữu và việc đứng tên được truyền từ đời này sang đời khác thông qua khung pháp lý mà từ xưa đến nay vốn không có lợi cho phụ nữ.

Năm 2007, một cuộc điều tra ở các nước ASEAN về sự tiến bộ của phụ nữ đã tìm ra hai vấn đề quan trọng:

Các tài sản phục vụ sản xuất như đất đai, vốn, lao động và kỹ thuật đều nằm dưới sự kiểm soát của nam giới, và điều này cản trở sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào xã hội.

Hệ thống hành chính về đất đai còn yếu kém và sự chênh lệch về các thể chế đã giới hạn phạm vi tham gia của phụ nữ vào các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị.

Trong nỗ lực nhằm giải quyết một số những bất bình đẳng do lịch sử để lại, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật đất đai năm 2004 quy định tất cả những Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (LTC) đều phải ghi rõ họ tên của cả vợ và chồng. Bước thay đổi này dựa trên kết quả của những dự án thí điểm mà hai trong số đó do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ và được tiến hành ở hai xã của tỉnh Nghệ An năm 2002 và sau đó nhân rộng ra ở 20 tỉnh/ thành trên khắp cả nước giai đoạn 2003-2004.

Được tiếp cận với các nguồn tín dụng và được yên tâm về tinh thần

Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, cùng với sự hỗ trợ từ Chương trình hành động nhằm thúc đẩy bình đẳng giới của Ngân hàng Thế giới, đã tiến hành một cuộc đánh giá “Tác động của Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ghi rõ họ tên của cả vợ và chồng” trong hai năm 2007- 2008. Cuộc đánh giá đã ghi nhận tầm quan trọng của Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất chung trong việc giảm thiểu sự bất bình đẳng giới về các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai, bảo vệ gia đình khỏi những hành động đơn phương của chồng và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong trường hợp ly hôn hoặc trong các tranh chấp về đất đai. Theo báo cáo năm 1997 của tổ chức Oxfam, phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam đặc biệt bị thiệt thòi trong lĩnh vực này do những sức ép từ các tập tục văn hóa lâu đời.

Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, cùng với sự hỗ trợ từ Chương trình hành động nhằm thúc đẩy bình đẳng giới của Ngân hàng Thế giới, đã tiến hành một cuộc đánh giá “Tác động của Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ghi rõ họ tên của cả vợ và chồng” trong hai năm 2007- 2008. Cuộc đánh giá đã ghi nhận tầm quan trọng của Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất chung trong việc giảm thiểu sự bất bình đẳng giới về các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai, bảo vệ gia đình khỏi những hành động đơn phương của chồng và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong trường hợp ly hôn hoặc trong các tranh chấp về đất đai. Theo báo cáo năm 1997 của tổ chức Oxfam, phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam đặc biệt bị thiệt thòi trong lĩnh vực này do những sức ép từ các tập tục văn hóa lâu đời.

Việc phụ nữ được tiếp cận với những nguồn tín dụng có thế chấp có ý nghĩa quan trọng, từ nay họ sẽ không còn bị những người cho vay nặng lãi lợi dụng nữa.

  • Phụ nữ có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất chung có tiếng nói hơn trong vấn đề gây vốn cho những việc kinh doanh của gia đình và có quyền quyết định chung đối với nhiều vấn đề khác.
  • Phụ nữ cũng rất mong muốn có được an ninh sinh kế khi tuổi già, ngay cả khi họ có con cái phụng dưỡng. Chỉ có 19% phụ nữ có tuổi nói rằng lương hưu là nguồn thu nhập chính của họ, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới là 33%. Tỷ lệ phụ nữ có tuổi sống dựa vào nguồn hỗ trợ từ con cái là 52%, lớn hơn nhiều so với tỷ lệ tương ứng là 27% của nam giới.
  • Những vấn đề về thừa kế và phân chia đất trong trường hợp ly hôn cũng sẽ được giải quyết công bằng hơn.

Thách thức chồng chất đối với sự nghiệp Hiện đại hóa

Không có gì là ngạc nhiên khi phụ nữ ở Nha Trang, Khánh Hòa lại háo hức chờ đợi “sổ đỏ” hay chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất có tên của họ đến vậy. Một phụ nữ trong số đó phát biểu: “Chúng tôi đã đợi vài năm nay và chúng tôi không biết quá trình này còn bao lâu nữa”. Về phần mình Chính phủ đã thuê một công ty tư nhân tiến hành quá trình nghiên cứu và vẽ bản đồ để nhằm chuẩn bị năng lực để giải quyết những khó khăn thách thức của việc đăng ký đất. Nỗ lực to lớn này của Chính phủ đang được Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP) trị giá 100 triệu đôla hỗ trợ. Dự án sẽ được tiến hành trên chín tỉnh thành và tập trung vào việc đăng ký đất đai và hiện đại hóa hệ thống đăng ký. Khi dự án hoàn thành sẽ có hơn năm triệu hộ gia đình nhận được giấy tờ sở hữu đất.

Tuy nhiên việc thực thi luật mới lại mang lại những thách thức của riêng nó. Keith Bell, Chuyên gia cao cấp về đất đai cho biết: “Một số gia đình không có giấy tờ sở hữu đất, một số khác thì có giấy tờ nhưng chưa đăng ký và một số nữa thì vẫn giữ giấy tờ ghi tên một mình chồng; do đó cần phải có một cơ chế làm việc hợp lý. Chúng tôi cũng đang hỗ trợ việc hiện đại hóa hệ thống hành chính về đất đai để nhằm ban hành một loại giấy tờ cho cả quyền sở hữu đất và quyền sở hữu nhà xây trên mảnh đất đó để sau này chủ sở hữu chỉ cần đến một cửa là có thể đăng ký được Giấy chứng nhận sở hữu đất.”

Tuy nhiên việc thực thi luật mới lại mang lại những thách thức của riêng nó. Keith Bell, Chuyên gia cao cấp về đất đai cho biết: “Một số gia đình không có giấy tờ sở hữu đất, một số khác thì có giấy tờ nhưng chưa đăng ký và một số nữa thì vẫn giữ giấy tờ ghi tên một mình chồng; do đó cần phải có một cơ chế làm việc hợp lý. Chúng tôi cũng đang hỗ trợ việc hiện đại hóa hệ thống hành chính về đất đai để nhằm ban hành một loại giấy tờ cho cả quyền sở hữu đất và quyền sở hữu nhà xây trên mảnh đất đó để sau này chủ sở hữu chỉ cần đến một cửa là có thể đăng ký được Giấy chứng nhận sở hữu đất.”

Thách thức đặt ra là làm thế nào để đảm bảo rằng phụ nữ, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn và vùng dân tộc thiểu số được thực thi quyền lợi của họ. Keith cho biết thêm: “Chúng tôi cần sự phổ biến rộng rãi, sự cam kết và sự tham gia tích cực của các tổ chức phụ nữ cơ sở và các nhóm tư vấn sử dụng đất công để đảm bảo rằng phụ nữ được tham gia vào chương trình này. Và sau đó, chúng tôi cần tạo ra một hệ thống phân tách dữ liệu để chúng tôi có thể quản lý và đánh giá tác động đối với quyền sở hữu của phụ nữ”.

Với sự hỗ trợ từ các tổ chức cơ sở, Chính phủ đã thông qua bộ luật mới có tác động sâu rộng đến phụ nữ và đã làm thay đổi cả một giai đoạn dài mang đậm tư tưởng gia trưởng độc quyền về vấn đề đất đai.


Api
Api

Welcome