PHÓNG SỰ

Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam (Tháng 12 năm 2011)

9 Tháng 11 Năm 2011


Báo cáo ‘Điểm lại’ lần này – một ấn phẩm bán thường niên của Ngân hàng Thế giới –trình bày về những thay đổi kinh tế vĩ mô gần đây ở Việt Nam và cung cấp thông tin cho các cuộc thảo luận chính sách của đất nước. Báo cáo chủ yếu có tính chất phân tích giai đoạn vừa qua, và thảo luận về thách thức và triển vọng kinh tế vĩ mô trong tương lai. Những diễn biến trong nền kinh tế toàn cầu và trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương được đối chiếu với các kết quả và chính sách kinh tế của Việt Nam.

NỘI DUNG CHÍNH

Diễn biễn mới toàn cầu và khu vực:

• Việt Nam dễ bị tổn thương bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu: Ưu tiên hiệu quả đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, duy trì ổn định khu vực tài chính, và các cải cách cơ cấu khác, kể cả khi việc này đồng nghĩa với hạn chế tăng trưởng trong ngắn hạn.
• Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở Đông Á có suy giảm nhưng vẫn còn mạnh, mang lại cơ hội thương mại và đầu tư cho Việt Nam: Đầu tư trong quan hệ đối tác và cơ sở hạ tầng khu vực giúp bù đắp ảnh hưởng từ nhu cầu giảm dần từ các nền kinh tế phát triển.

Diễn biến kinh tế gần đây:

• Thực hiện Nghị quyết 11 bắt đầu có kết quả thông qua chỉ số lạm phát giảm dần qua từng tháng.
• Chính sách thắt chặt tiền tệ đã giúp kiềm chế tăng trưởng tín dụng và cung tiền. Tuy nhiên, cần minh bạch thông tin hơn nữa về chiến lược và hướng đi tổng thể của Chính phủ để tránh bất ổn thị trường.
• Tăng trưởng kinh tế sẽ chững lại nhưng dự kiến sẽ vẫn cao trong năm 2011 ở mức 5,8%. Khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh, góp phần lớn nhất vào tăng trưởng chung. Khu vực cơ bản tăng 2,4% trong 9 tháng đầu năm 2011, bất chấp những bất lợi về thời tiết. Tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng dần chững lại.
• Giá hàng hóa và lương thực tăng cao đã thúc đẩy mạnh mẽ xuất nhập khẩu của Việt Nam.
• Thâm hụt tài khoản vãng lai đã dần thu hẹp về mức 3,8% nhờ lượng kiều hối đổ về
• Tổng lượng FDI cam kết giảm 22% trong 10 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm trước.
• Nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển dần từ bất động sản sang sản xuất
• Các quốc gia Đông Á là các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2011.

Thách thức tồn tại:

• Ngân sách đang giảm thâm hụt nhờ tăng doanh thu, nhưng có ít nỗ lực giảm chi tiêu, dù chi tiêu hiện đang ở mức cao.
• Cần tập trung nhiều hơn vào hiệu quả đầu tư công thông qua phân bổ nguồn lực hợp lý hơn, khuyến khích mạnh mẽ hơn trong cải thiện quản lý các dịch vụ cơ sở hạ tầng ở cấp chính quyền địa phương, và các quy định về quyền sở hữu.
 
• Nợ của Việt Nam vẫn luôn ở mức cao, nhưng đã trở nên xấu hơn kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu cuối năm 2008. Tổng nợ nước ngoài ước tính đã lên 42% của GDP vào cuối năm 2010, tăng gần 10 điểm phần trăm từ cuối năm 2007. Mặc dù nợ nước ngoài và các chỉ số nợ vẫn dưới ngưỡng cho phép trong khuôn khổ nợ bền vững nhưng tình hình có thể xấu đi nhanh chóng như đã và đang diễn ra với nhiều nước phát triển và đang phát triển do hậu quả của khủng hoảng toàn cầu.
• Có những rủi ro hệ thống tiềm tàng trong lĩnh vực tài chính do: Tăng trưởng tín dụng cao bất thường trong những năm qua, lãi suất cho vay cao, và năng lực quản lý rủi ro yếu.
• Nhưng những kế hoạch đáng tin cậy để tái cơ cấu và củng cố lĩnh vực ngân hàng đang được tiến hành. Chính phủ cũng đang nỗ lực để tăng cường khuôn khổ giám sát và quy định trong lĩnh vực tài chính.

Triển vọng trung hạn:

• Đã có sự ổn định quan trọng nhờ thực hiện nghị quyết 11, nhưng sự ổn định còn mong manh.
• Giảm thâm hụt ngân sách và tái cơ cấu, bao gồm cả  việc tái cấu trúc DNNN và lĩnh vực tài chính sẽ giúp Việt Nam quay lại một môi trường kinh tế vĩ mô bền vững và đặt nền móng cho hiệu quả cao hơn để tăng trưởng trung hạn.


Api
Api

Welcome