Tăng cường quản lý, tài trợ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học

25 Tháng 6 Năm 2015


Image

SV đang học tại một phòng máy tính của ĐH Hà Nội.

Simone McCourtie/World Bank

Dự án hỗ trợ xây dựng khung pháp lý nhằm giao quyền tự chủ và ràng buộc trách nhiệm nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục đại học như quyết định số về số lượng tuyển sinh, nội dung đào tạo, mở chương trình đào tạo mới, áp dụng chương trình đào tạo dựa trên tín dụng sinh viên, lập báo cáo tài chính hàng năm. Cùng với Luật giáo dục đại học thông qua tháng 6/2012 các qui định mới đã được phê chuẩn nhằm tăng cường minh bạch, mức độ bền vững, hiệu quả và công bằng trong giáo dục đại học, đồng thời đảm bảo chất lượng và nâng cao uy tín đào tạo.

Thách thức

Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua và đã tiến triển nhanh hơn cả tốc độ thay đổi khung pháp lý. Năm 1987 mới có 101 cơ sở giáo dục đại học nhưng năm 2012 con số này đã tăng lên 419 cơ sở.  Việt Nam cần tránh tình trạng để giáo dục đại học phát triển tự phát, vì vậy cần phải xây dựng một hệ thống qui củ trong lĩnh vực này.

Việt Nam đã chi nhiều cho lĩnh vực này từ nguồn lực công nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho giáo dục đại học. Chính phủ đã nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới tài chính công nhằm tăng cường tiết kiệm, nâng cao hiệu quả và công bằng trong chi ngân sách nhà nước, đồng thời nâng cao minh bạch và trách nhiệm trong quản lý tài chính công trong giáo dục đại học. Con số sinh viên không ngừng tăng lên cũng đặt ra đòi hỏi đối với chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và dịch vụ công.

Giải pháp

Chương trình gồm ba khoản tín dụng chính sách phát triển được cấp một lần nhằm hỗ trợ thực hiện đổi mới giáo dục đại học một cách cơ bản, thực hiện các chính sách nhằm tăng cường quản trị, hợp lý hóa tài chính, và nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Chương trình cũng hướng tới tăng cường trách nhiệm nhằm nâng cao kết quả và minh bạch quản lý tài chính trong ngành.

Các văn bản luật và chính sách, trong đó có Luật giáo dục đại học, đã được hoàn thiện nhằm củng cố các kết quả đã đạt được. Kết quả đánh giá thực hiện các hoạt động cho thấy các biện pháp chính sách đã mang lại kết quả tích cực, tạo khung pháp lý giúp các cơ sở giáo dục đại học chủ động và có trách nhiệm hơn trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, tài chính và phát triển nguồn nhân lực của mình. Các biện pháp chính sách cũng giao nhiều quyền tự chủ hơn cho các cơ sở mà trước đây vẫn do bộ quyết định.

Kết quả

•    Quản trị: Các hoạt động bao gồm hỗ trợ khung pháp lý, trong đó văn bản luật cấp cao nhất—Luật giáo dục đại học—đã được thông qua giúp cho:
- 100% cơ sở giáo dục đại học được quyền ra quyết định về số lượng tuyển sinh kể từ năm 2012;
- 100% cơ sở giáo dục đại học được quyền ra quyết định về nội dung chương trình đào tạo và mở các chương trình đào tạo mới theo nhu cầu kể từ 2011;
- 339 chương trình đào tạo liên kết được thực hiện với các trường đại học có uy tín trên thế giới.

•    Tài chính: Chương trình đã góp phần làm cho:
- Doanh thu từ học phí đạt 39% tổng doanh thu các cơ sở giáo dục đại học trong năm học 2012/2013;
- Tất cả các trường đại học do Bộ GD&ĐT quản lý đã lập được báo cáo tài chính hàng năm; và
- 2,5 triệu món vay với tổng trị giá 1,2 tỉ USD đã được cấp cho sinh viên cho tới năm học 2011/2012, chiếm khoảng 75% số sinh viên.

•    Nâng cao và quản lý chất lượng: Đã xây dựng các chính sách nâng cao chất lượng, hướng tới một hệ thống giáo dục dựa trên tín dụng sinh viên đã được áp dụng, qua đó đòi hỏi các trường đại học phải công khai thông tin, kết quả là:
- Cho đến năm học 2014/2015, đã có 179 trường chuyển sang đào tạo dựa trên tín dụng sinh viên;
- 301 trường đã thiết lập hệ thống quản lý chất lượng nội bộ; và
- Kể từ năm học 2013/2014, đã có hai trung tâm chứng nhận kết quả đào tạo độc lập được thành lập.


" Luật giáo dục đại học đã tạo điều kiện giúp chúng tôi thu hút và bổ nhiệm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có chất lượng. Hiện nay chúng tôi được hoàn toàn tự chủ về các chương trình dạy học, từ giáo trình đến tuyển sinh, qua đó chúng tôi đã có thể tăng cường đáng kể hợp tác với doanh nghiệp và các đối tác quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và đa hạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động của trường. "

PGS.TS. Hoàng Minh Sơn

Phó hiệu trưởng, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội


Đóng góp của Nhóm Ngân hàng Thế giới

IDA cung cấp 150 triệu USD hỗ trợ loạt hoạt động này.

Đối tác

Chính phủ Việt Nam, thông qua Tổ công tác Chương trình giáo dục đại học (đã ngưng hoạt động từ năm 2013) và Vụ Đại học, Bộ GD&ĐT, đã thực hiện chương trình một cách nhất quán, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời và tin cậy.

Hướng tới tương lai

Môi trường giáo dục biến động không ngừng theo hướng tích cực phù hợp với tầm nhìn đề ra trong lộ trình cải cách giáo dục đại học. Bộ GD&ĐT cũng thể hiện quyết tâm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực này. Hiện đã hoàn thành dự thảo nghị định về phân loại và xếp hạng các trường đại học; 4 trường đại học đầu tiên đã được trao quyền tự chủ hoàn toàn về quản lý tài chính.

Ý kiến người trong cuộc

“Luật giáo dục đại học đã tạo điều kiện giúp chúng tôi thu hút và bổ nhiệm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có chất lượng. Hiện nay chúng tôi được hoàn toàn tự chủ về các chương trình dạy học, từ giáo trình đến tuyển sinh, qua đó chúng tôi đã có thể tăng cường đáng kể hợp tác với doanh nghiệp và các đối tác quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và đa hạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động của trường.”PGS, TS Hoàng Minh Sơn, Phó hiệu trưởng, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

“Việc trao quyền ra quyết định từ Bộ GD&ĐT cho các trường đã giúp chúng tôi tập trung vào công tác quản lý, cho phép các trường tự chủ hơn trong việc ra quyết định về chương trình đào tạo, quản trị và kiểm soát chất lượng. Qua đó sẽ tạo ra những thay đổi, giúp công tác đào tạo đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tế và xã hội.”
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ GD&ĐT.



Image
100%
cơ sở giáo dục đại học được quyền ra quyết định về nội dung chương trình đào tạo và mở các chương trình đào tạo mới theo nhu cầu kể từ 2011



Welcome