Việt Nam: Dự án Giao thông và Chống lũ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

10 Tháng 4 Năm 2013


Image

Quốc lộ 1A sau khi được nâng cấp trong dự án Giao thông và Chống lũ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã cải thiện chất lượng giao thông và giảm tắc nghẽn.


Dự án giao thông khu vực sông Cửu Long đã nâng cấp và cải tạo 362 km đường quốc lộ và tỉnh lộ trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giúp giảm thời gian đi lại từ thành phố cực Nam, Cà Mau, đến huyện cực Nam, Năm Căn, từ 3 giờ xuống còn 1 giờ. Xe cứu thương đã có thể đi lại trên đoạn Cà Mau – Năm Căn giúp tiếp cận với dịch vụ y tế nhanh hơn. Tuyến xe buýt đầu tiên của tỉnh Cà Mau đã nối các vùng xa nhất với thành phố đồng thời giảm chi phí đi lại.

Thách thức

Lưu lượng giao thông trên quốc lộ 1 (NH1), tuyến chính Bắc-Nam của Việt Nam và các huyết mạch giao thông khác tăng trưởng 10-14% mỗi năm. Giao thông tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn khả năng cải tạo đường xá nên đòi hỏi phải có lượng đầu tư lớn thì mới có thể đảo ngược xu thế này, giảm tắc nghẽn và cải thiện giao thông thông qua nâng cấp tiêu chuẩn đường bộ quốc gia.

Ngoài ra, cũng cần mở rộng kết nối giao thông tới các vùng nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long và đảm bảo giao thông đến/từ vùng lũ.

Giải pháp

Ngân hàng Thế giới đã cấp vốn cho dự án nâng cấp 180 km Quốc lộ 1 từ Cần Thơ đi Cà Mau và nâng cấp 182 km quốc lộ và tỉnh lộ khác thuộc hệ thống giao thông mở rộng vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 18 tỉnh. Các dự án đó đã giúp có được hạ tầng giao thông tốt hơn, mở rộng mạng lưới đường bộ tới các vùng từ trước tới nay chưa được kết nối, không được phục vụ đầy đủ và/hoặc các vùng bị cách li tại cả hai khu vực đô thị và nông thôn, qua đó giúp giảm chi phí giao thông và hậu cần cho người nghèo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án cũng hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ nâng cao năng lực trong việc cập nhật tiêu chuẩn thiết kế, thi công và an toàn đường bộ, đồng thời nâng cao năng lực quản lý và năng lực cán bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Việc cấp vốn hạ tầng của Ngân hàng Thế giới cũng khuyến khích các phương pháp quản lý dự án cạnh tranh và hiệu quả qua đó đóng góp vào quá trình hiện đại hóa ngành xây dựng đường bộ trong nước.

Kết quả

Dự án kích thích sử dụng thương mại mạng lưới đường giao thông. Kết quả như sau:

- Hiện nay hệ thống giúp vận chuyển gần 11,5 triệu tấn hàng hóa trong khi con số năm 2005 chỉ trên 7 triệu tấn.
- Thời gian đi lại từ trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ) đến Cà Mau (tỉnh cực Nam) giảm từ 3,5 giờ xuống còn 1 giờ, tạo điều kiện tiếp cập thị trường và phát triển thương mại.
- Tỉ lệ tai nạn gây chết người giảm 2/3, từ 21 trên 1 triệu km-xe xuống còn 8 trên 1 triệu km-xe; tai nạ thông thường cũng giảm 3/4.


" Dự án đã nâng cấp hệ thống giao thông cho dân khu vực Cà Mau, ngay cả người ở vùng xa cũng có thể đến trung tâm nhanh hơn và rẻ hơn. Bây giờ xe cứu thương có thể đến được vùng xa và cứu được nhiều người hơn. "

Dương Tiến Dũng

Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau

Đóng góp của Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Thế giới cấp 142,97 triệu US$ vốn IDA trong tổng kinh phí 218,5 triệu US$ nâng cấp đoạn Cần Thơ, Cà Mau, Năm Căn và bảo vệ 39 km Quốc lộ 1 trước lũ tại miền Trung Việt Nam.

Dự án cũng hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý cho Bộ Giao thông Vận tải, bao gồm các lĩnh vực lập kế hoạch, theo dõi, tổ chức và cung cấp nguồn lực IT;  thực hiện các chuẩn mới về cầu, đường; tăng cường kiểm tra an toàn đường bộ; xử lý điểm đen, và quản lý xe quá tải.

Đối tác

Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản hỗ trợ cải tạo các cầu lớn thông qua đồng cấp vốn, và công trình cải tạo, nâng cấp các đoạn Quốc lộ 1.

Image
61%
là tỉ lệ tăng vận chuyển hàng hóa trên hệ thống giao thông được nâng cấp.


SƠ ĐỒ DỰ ÁN



Welcome