PHÓNG SỰ

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

5 Tháng 1 Năm 2012



Các nét chính của bài viết
  • Các mối đe dọa đến những khu rừng còn lại của Việt Nam gây tác động bất lợi đến các dịch vụ môi trường cho hàng triệu người dân
  • Một dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ và các khảo sát nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý rừng, lưu vực Vườn quốc gia Chư Yang Sin và các khu vực xung quanh
  • Gần 60.000 ha rừng được bảo vệ thúc đẩy việc bảo tồn đa dạng sinh học phong phú và các hệ thống sông quan trọng của đất nước

Ngày 5, tháng 1, năm 2012 - Các khu rừng ở Tây Nguyên - Việt Nam có vai trò bảo vệ nước ở thượng nguồn một số hệ thống sông trọng yếu ở Trung bộ và Nam bộ, bao gồm sông Cửu Long (Mê-kông) và sông Đồng Nai. Các con sông này là nguồn hỗ trợ cho nông nghiệp và ngư nghiệp, giúp sản sinh điện, mang lại nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất, hỗ trợ sinh kế và hoạt động kinh tế của hàng triệu người. Cũng chính các khu rừng này còn hỗ trợ một trong những vùng giàu đa dạng sinh học nhất còn lại ở Việt Nam. Tiếc rằng nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên trái phép, và phát triển cơ sở hạ tầng đang gây ra những áp lực lớn cho các khu rừng này cũng như các dịch vụ môi trường sinh thái do các khu rừng này mang lại.

Nhận thức được vai trò quan trọng của các khu rừng ở đây, năm 2005 Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Ngân hàng thế giới và Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (BirdLife International) đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc để triển khai Dự án Quản lý tổng hợp nguồn nước và bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Chư Yang Sin. Dự án có trọng tâm là Vườn quốc gia Chư Yang Sin với gần 60.000 héc-ta rừng có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao và thượng nguồn sông Sê-rê-pôk – một trong những nhánh lớn nhất của sông Mê-kông.

Mục tiêu của dự án là:

• Thiết lập sự hỗ trợ của cộng đồng và quản lý có hiệu quả tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
• Thúc đẩy việc quản lý tổng hợp nguồn nước và đa dạng sinh học
• Bình ổn sự giao cắt giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nông nghiệp
• Hỗ trợ các nỗ lực nhằm bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học quan trọng
• Giúp nhận ra các lợi ích về phát triển trong tương lai của vườn

Dự án Quản lý tổng hợp nguồn nước và bảo tồn đa dạng sinh học đã đóng góp quan trọng cho việc bảo tồn vườn quốc gia và các khu rừng bao quanh. Dự án đã nâng cao hiểu biết về đa dạng sinh học có giá trị của vườn và chia sẻ những thông tin này với các nhà hoạch định và những người ra quyết định ở địa phương, tỉnh và trung ương. Khảo sát trong khuôn khổ dự án đã phát hiện cho khoa học không dưới 17 loài mới trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, xây dựng được sự hiểu biết toàn diện về động thực vật trong vườn và thiết lập một loạt công cụ quản lý quan trọng như bản đồ mật độ che phủ rừng để giám sát sự thay đổi độ che phủ rừng và qui hoạch đường tuần tra, các tài liệu dịch dùng để cải thiện nhận thức về các giá trị môi trường dành cho nhiều đối tượng khác nhau.

Dự án cũng giúp Ban quản lý vườn quốc gia nâng cao năng lực quản lý bảo tồn thường ngày và giúp Ban quản lý thu hút sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ rừng. Hiện đã có sự công nhận rõ ràng hơn về các giá trị của vườn trong giới những người ra quyết định ở tỉnh và trung ương. Trong khi việc xây dựng cơ sở hạ tầng đang de dọa ảnh hưởng đến vườn thì phía chính quyền đã có cam kết bảo tồn mạnh mẽ hơn bao gồm cấp vốn lớn cho bảo tồn vườn từ nguồn ngân sách tỉnh và quốc gia. Trong tương lai, những nguồn vốn mới sẽ được thu hút để hỗ trợ các cộng đồng địa phương sống xung quanh vườn quản lý các khu rừng quan trọng này cho lợi ích của địa phương, của cả vùng và của toàn cầu. Ví dụ, cơ chế chi trả cho dịch vụ sinh thái hiện đang được thử nghiệm ở Tây Nguyên và chi trả cho trồng rừng để giảm phát thải các-bon thông qua chương trình REDD+ (bảo tồn đa dạng sinh học, tăng lượng dự trữ các-bon và quản lý rừng bền vững) sẽ có thể đóng góp trong tương lai – Việt Nam là nước thí điểm Quỹ Đối tác Carbon từ Rừng (FCPF).

 


Api
Api

Welcome