PHÓNG SỰ

Chương trình hỗ trợ tài chính cho khu vực nông thôn hướng tới phụ nữ nghèo và các vấn đề xã hội

25 Tháng 3 Năm 2010

Các nét chính của bài viết
  • Thông qua cải tiến kỹ thuật trồng cấy và chăn nuôi, chương trình cung cấp tín dụng nhỏ đã góp phần tăng năng suất lao động cho người nông dân.
  • Những người phụ nữ vay tín dụng được tham gia những cuộc hội thảo về giải quyết vấn đề bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ và các tệ nạn xã hội khác.

Bắc Giang, ngày 24 tháng 3 năm 2010 - Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng gia đình sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn khi những người phụ nữ có thể kiếm được tiền. Con cái của họ sẽ có thể được tiếp tục đi học lâu hơn, bản thân họ cũng khỏe mạnh hơn và vấn đề dinh dưỡng cho gia đình cũng được chăm sóc tốt hơn. Ví dụ, trong một nghiên cứu ở Bangladesh năm 1998, tất cả những điều này đã được minh chứng bằng tài liệu về chiều cao và chu vi cánh tay của trẻ em cũng như tỷ lệ đi học đều đặn của học sinh.

Sự thành công của những chương trình tín dụng nhỏ nhằm mục đích mang lại công ăn việc làm cho phụ nữ đã chứng tỏ đây là một công cụ hữu ích cho quá trình phát triển, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn nghèo trên khắp thế giới.

Dự án hỗ trợ tài chính cho khu vực nông thôn lần thứ hai ở Việt Nam trị giá 298 triệu USD được xây dựng dựa trên cơ sở sự hợp tác thành công với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Hội Phụ nữ Việt Nam. Ngân hàng có nhiệm vụ giải ngân những khoản tín dụng nhỏ, còn Hội Phụ nữ chịu trách nhiệm quản lý những nhóm sử dụng tín dụng.

Tạo ra 10.000 công ăn việc làm vẫn chưa đủ

Ngô Thị Xuyến, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở Bắc Giang cho biết: “Hội Phụ nữ đã thành lập được các nhóm đi vay ở các xã, và những người vay tín dụng đã có tiền để khởi nghiệp những ngành kinh doanh nhỏ như chăn nuôi gia cầm, gia súc và trồng trọt. Phần lớn các hộ gia đình thường vay từ 500 đến 1000 đôla vì với những khoản vay trong khoảng đó họ sẽ không phải ký quỹ”. Chu kỳ đi vay dao động từ 4 tháng đến 14 tháng, tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất.

Chương trình đã tạo ra khoảng một vạn công ăn việc làm cho phụ nữ, tương đương 35% trong tổng số những người đi vay tín dụng. Hầu hết số tiền vay đã được đầu tư vào nông nghiệp hoặc chăn nuôi và đã góp phần tích cực vào việc phát triển nền kinh tế trong những khu vực mà xưa nay vốn đang bị lạc hậu. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã và đang đầu tư một số ngân hàng SUV di động tại các khu vực miền núi xa xôi hoạt động vào những ngày đã định sẵn để cung cấp các khoản vay và thu các khoản hoàn trả của dân cư ở các xã.

Tại buổi họp thường niên ở Bắc Giang, chúng tôi đã trao đổi với một nhóm gồm 54 phụ nữ đi vay tín dụng và tìm hiểu về những tác động của chương trình với cuộc sống của họ.

Phạm Thị Hảo, một thành viên năng động trong một nhóm vay tín dụng nói: “Mức sống của chúng tôi rất thấp và cuộc sống của chúng tôi rất vất vả. Tất cả chúng tôi đều mơ ước có thể được ăn cho no chứ chưa dám mơ đến ăn ngon. Chương trình này đã làm thay đổi đáng kể mức sống của chúng tôi. Chúng tôi đã được học những kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động cũng như tiếp cận được với những thị trường mới. Điều chúng tôi cần bây giờ là có thể vay được nhiều tiền hơn nữa để có thể phủ xanh những ngọn đồi trọc nhằm bảo vệ cho môi trường. Chúng tôi mong rằng năm nay Ngân hàng Thế giới sẽ tăng ngân quỹ cho chương trình này”.

Đấu tranh chống lại những tội ác với phụ nữ

Bên cạnh việc cung cấp những khoản tín dụng nhỏ, chương trình còn giúp những người phụ nữ đối phó với những tệ nạn xã hội đang có ảnh hưởng xấu đến họ. Nguyễn Thị Phương, người đã vài lần vay tín dụng trong những năm qua để phát triển việc chăn nuôi và trồng cây ăn quả, trao đổi về những nỗ lực nhằm phòng chống buôn bán phụ nữ ở vùng nông thôn nghèo này. Chị nói: “Chúng tôi đã từng nghe về những người phụ nữ bị buôn bán nên chúng tôi đã xây dựng tính cảnh giác cho mọi người trong cộng đồng. Họ đã cẩn trọng hơn và biết báo cáo những trường hợp xảy ra. Chúng tôi cũng tham gia những cuộc hội thảo về bạo lực gia đình và cũng biết cách lên tiếng nếu chồng chúng tôi đi quá giới hạn”. Nhóm những phụ nữ vay tín dụng cũng ủng hộ những trường hợp bà mẹ đơn thân.

Trong khi chương trình tín dụng nhỏ đã và đang giúp những người phụ nữ nâng cao cuộc sống của mình, nó cũng đồng thời giúp họ nâng lên một mức phát triển mới đòi hỏi nhiều vốn và kinh nghiệm hơn. Chị Hảo là một trong số những phụ nữ đã vay tín dụng trong nhiều năm qua; chị cho biết: “Khi chúng tôi hoàn lại khoản vay cũ, chúng tôi lại cần phải vay tiếp cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Chúng tôi vẫn chưa tích lũy đủ vốn, nhưng nhờ có các khoản tín dụng nhỏ, chúng tôi đã nâng cao được đời sống gia đình và có cuộc sống tốt đẹp hơn”. Vận may của chị có thể sẽ thay đổi vì giờ đây đã có người ở thành phố Hồ Chí Minh quan tâm muốn đặt mua gà của chị.


Api
Api

Welcome