THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Việt Nam – bảo hiểm y tế xã hội đạt nhiều thành tựu, nhưng còn thách thức trong bảo hiểm toàn dân

17 Tháng 9 Năm 2014


Hà Nội, ngày 17/9/2014 – Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ vượt bậc trong thực hiện bảo hiểm y tế xã hội, và đã bao phủ được hơn nửa dân số, nhưng còn cần nhiều cải cách như tăng mức hỗ trợ thông qua trợ giá bảo hiểm, mua bảo hiểm theo hộ gia đình, và có chế tài đối với nhóm tham gia bắt buộc, hay giảm chi phí phải trả ngoài đồng chi trả và áp dụng hỗ trợ chi phí lớn. một báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố hôm nay cho biết. 

“Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong quá trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và Chính phủ đang có kế hoạch đầy tham vọng để đạt được mục tiêu này.” bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới  tại Việt Nam nói. “Nghiên cứu chỉ cho chúng ta thấy làm thế nào để Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình này để đảm bảo sức khỏe cho người dân và giúp giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo.” 

Báo cáo “Hướng tới bảo hiểm y tế xã hội toàn dân tại Việt Nam: Đánh giá và lựa chọn” đưa ra một cái nhìn tổng quát về quá trình thực hiện bảo hiểm y tế và đưa ra các lựa chọn cải cách quan trọng để thực hiện nhằm tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Quá trình chuẩn bị báo cáo cũng đã đóng góp nhiều ý kiến cho việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế. 

Báo cáo nhận định rằng nhờ tăng chi mạnh cho chăm sóc y tế, chương trình bảo hiểm y tế được thí điểm năm 1989, đã tăng số người được nhận bảo hiểm. Năm 2010, tỉ lệ này đã tăng lên gần 60%, so với 10% năm 1990. 

Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 đưa ra những mục tiêu tiếp tục mở rộng diện bao phủ tới 70% năm 2015 và 80% năm 2020. Đề án cũng đặt mục tiêu giảm tỉ lệ chi trả trực tiếp của người dân trong tổng chi y tế xuống dưới 40% cho đến năm 2015.

Nhưng theo báo cáo vẫn còn nhiều thách thức.  Tỉ lệ tham gia còn thấp, ngay cả trong nhóm bắt buộc như người lao động trong khu vực chính thức, dù Chính phủ đã tăng đáng kể hỗ trợ phí một phần cho đối tượng cận nghèo.  Tại thời điểm năm 2010 tỉ lệ chi trực tiếp vẫn vào khoảng 60%, có thể gây rủi ro tài chính cho các hộ gia đình.

Để đạt được mục tiêu trong Đề án, báo cáo đề xuất cải cách trong một số lĩnh vực như sau: 

1. Mở rộng bao phủ qua việc trợ giá bảo hiểm, mua bảo hiểm theo hộ gia đình, và có chế tài đối với nhóm tham gia bắt buộc.

2. Nâng cao công bằng và bảo đảm tài chính, giảm chi phí phải trả ngoài đồng chi trả và áp dụng hỗ trợ chi phí lớn. 

3. Củng cố cơ chế tài chính y tế, đảm bảo chi tiêu hiệu quả và hợp lý cho mua thuốc và dịch vụ. 

4. Tăng trách nhiệm, cải thiện tổ chức, điều hành, và quản lý nhà nước của bảo hiểm y tế. 


Để biết thêm thông tin, xin mời vào www.worldbank.org/vn




Liên hệ truyền thông
Tại Hà Nội
Nguyễn Hồng Ngân
tel : 84-4-39346600 ext. 234
nnguyen5@worldbank.org
Tại Washington
Diana Chung
tel : (1-202) 473-8357
dchung1@worldbank.org



THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ:
20140917

Api
Api

Welcome