THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngân hàng thế giới đang thay đổi để thích nghi với những thách thức mới, Ông Zoellick phát biểu

7 Tháng 10 Năm 2009




ISTANBUL, Ngày 06 tháng 10 năm 2009 – Ngân hàng thế giới đang theo đuổi một chương trình cải tổ đầy tham vọng để giúp thể chế này hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn đồng thời nhận được sự ủng hộ cao hơn tại các nước đang phát triển nơi tổ chức này hoạt động.

Ông Robert B. Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng thế giới phát biểu như trên tại cuộc họp thường Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp, Ông Zoellick nói những cải tổ của Ngân hàng thế giới sẽ tập trung nâng cao hiệu quả của các hoạt động phát triển, trách nhiệm giải trình và quản trị tốt, và hiệu quả kinh tế.

“Để phù hợp với nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi hàng ngày, thế giới cần các thể chế đầy trách nhiệm, có năng lực và nhanh nhậy”. Ông Zoellick phát biểu trước cuộc họp các thống đốc của nhóm Ngân hàng thế giới. “Nhóm Ngân hàng thế giới sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả và sự phù hợp trong các hoạt động. Đồng thời, Nhóm sẽ hợp tác hơn nữa với Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, các Ngân hàng phát triển đa phương khác, các nhà tài trợ, xã hội dân sự và các thể chế đang ngày càng trở thành các tác nhân phát triển quan trọng.” 

Ông Zoellick cũng chỉ ra rằng vào năm 1944 khi Ngân hàng thế giới được thành lập, thế giới hoàn toàn khác hiện tại. Thời điểm đó, chỉ có 44 quốc gia thành viên. Hiện tại con số này đã lên 186. Ngoài ra, các nước đang phát triển ngày nay hầu hết là các thuộc địa thời đó. Hệ thống này đã thay đổi hoàn toàn. Kinh tế chính trị của thế kỷ 21 đòi hỏi một trật tự khác nhằm phản ánh vai trò ngày càng lớn mạnh của các nước đang phát triển. Chính các nước này ẩn chứa nhiều tiềm năng thúc đẩy kinh tế phát triển mà có thể tạo ra một nền kinh tế thế giới cân bằng hơn.

Ông Zoellick nói“Nếu các nước đang phát triển là một phần tất yếu của các giải pháp về phát triển, thì chính họ phải tham gia vào các cuộc thảo luận về giải pháp đó. Hệ thống quốc tế cần một Ngân hàng thế giới phản ánh đúng thực tiễn kinh tế quốc tế của thế kỷ 21, nhìn nhận đúng vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan và tạo cơ hội cho các nước Châu Phi có một tiếng nói lớn hơn trên diễn đàn thế giới.”

Các thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới ủng hộ cải tổ nhằm dành cho các nước đang phát triển 47% quyền biểu quyết. Ông Zoellick nói các thành viên nên nâng tỷ lệ này lên thành 50%.

Đứng trước một thế giới thay đổi nhanh chóng, cải tổ là việc không thể tránh khỏi. Ông Zoellick nói thêm “Trật tự kinh tế quốc tế cũ đang gồng mình để theo kịp những thay đổi từ khủng hoảng. Sự biến động hiện tại một lần nữa cho thấy khoảng cách lớn và nhu cầu cấp thiết cần thay đổi. Đã đến lúc chúng ta cần đổi mới và tiến tới.”

Ủy ban Cao Cấp, với cựu Tổng thống Mê hi cô là chủ tịch, đã được ông Zoellick lập nên từ năm ngoái nhằm nghiên cứu cải cách sâu rộng cần có trong quản trị của Ngân hàng thế giới. Theo dự kiến, Hội đồng sẽ trình báo cáo của mình vào cuối tháng này.

Liên hệ truyền thông
Tại Istanbul
David Theis
tel : (202) 203-0601
dtheis@worldbank.org


Api
Api

Welcome