publication

Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công – Quy định và thực tiễn ở Việt Nam



Với mục tiêu trở thành một quốc gia thịnh vượng cùng các thể chế hiện đại vào năm 2035, việc kiểm soát XĐLI là rất quan trọng bởi chính quá trình cải cách thể chế này sẽ quyết định hình thái nhà nước, thị trường, các quy định và luật lệ cho thế hệ tiếp theo. Vì vậy, điều kiện tiên quyết hiện nay là phải phân định rõ ràng ranh giới giữa khu vực công và tư, bảo đảm các quy định kiểm soát XĐLI được ban hành và thực hiện một cách hiệu quả.

Cụ thể, nghiên cứu này xem xét XĐLI ở:

Sáu lĩnh vực hoạt động phổ biến trong khu vực công:

  • Cung cấp dịch vụ công;
  • Bổ nhiệm và tuyển dụng;
  • Quản lý đấu thầu;
  • Cấp phép, phê duyệt dự án;
  • Thanh tra, kiểm tra; và
  • Xử lý vi phạm.

Bốn hình thức XĐLI phổ biến:

  • Tặng/nhận quà (bằng tiền và không bằng tiền);
  • Đầu tư chia sẻ lợi ích;
  • Sử dụng lợi thế thông tin để vụ lợi; và
  • Ra quyết định hoặc tác động có lợi cho người thân.

CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH

Kết quả rà soát pháp luật

Kết quả nghiên cứu cho thấy văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa đưa ra một khái niệm chính thức về XĐLI và kiểm soát XĐLI một cách có hệ thống trong khu vực công.

Nhận thức về XĐLI

Đa số các đối tượng được hỏi còn chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng, hiểu chưa đầy đủ về khái niệm XĐLI. Doanh nghiệp (DN) và cán bộ công chức (CBCC) tham gia thảo luận nhóm cũng cho rằng gần như tất cả các món quà cho CBCC đều chứa đựng trong đó yếu tố lợi ích cá nhân, thậm chí hối lộ. Vì vậy, giá trị văn hóa truyền thống đích thực không thúc đẩy các tình huống XĐLI.

Mức độ phổ biến của XĐLI

Gần 70% số DN và CBCC có biết rõ việc tặng/nhận quà cho rằng mục đích tặng quà chủ yếu là giúp giải quyết công việc. CBCC và DN đều có cảm nhận chung là tặng quà đã trở thành “trào lưu”, “thông lệ”, thậm chí “luật chơi”. Nhiều DN tặng quà để không bị “phân biệt đối xử”, trong khi CBCC tặng quà cho cấp trên để thể hiện “sự biết điều”.

Hiệu quả thực thi các quy định kiểm soát XĐLI

Nhiều biện pháp kiểm soát XĐLI theo quy định của pháp luật còn chưa được thực hiện. Có từ 25% đến 40% CBCC được hỏi cho rằng cơ quan họ không thực hiện các biện pháp kiểm soát XĐLI theo quy định.

KIẾN NGHỊ

Nâng cao nhận thức về XĐLI và kiểm soát XĐLI

Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức chung của CBCC, người dân và DN về XĐLI. Theo đó, XĐLI là tình huống trong hoạt động quản trị công cần nhận biết phải tránh.

Mở rộng phạm vi điều chỉnh của các quy định pháp luật về XĐLI

Những kiến nghị sau bao gồm đưa vào luật một số quy định mới cũng như sửa đổi các hạn chế hiện hành về XĐLI tại Việt Nam: Xây dựng khái niệm và thiết lập cơ chế kiểm soát XĐLI; mở rộng phạm vi điều chỉnh của các quy định pháp luật về XĐLI; sửa đổi quy định về tặng và nhận quà; rà soát, điều chỉnh các quy định về tham gia các hoạt động ngoài công vụ và sau khi nghỉ làm việc trong cơ quan nhà nước; và tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập.

Nâng cao năng lực kiểm soát XĐLI và xử lý vi phạm về XĐLI

Cần nghiên cứu và đề xuất giao cho một cơ quan đầu mối về kiểm soát XĐLI. Cơ quan đầu mối về kiểm soát XĐLI, trên cơ sở phối hợp với cơ quan quản lý CBCC, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về XĐLI và kiểm soát XĐLI, tổng kết thực hiện, tham mưu hoàn thiện chính sách, pháp luật về XĐLI, cũng như xem xét, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các tình huống XĐLI, các hành vi vi phạm về XĐLI theo thẩm quyền được pháp luật quy định.



Welcome